Tuesday, May 28, 2013

Góp phần bảo đảm Đảng lãnh đạo Quân đội "tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt" | Đồng Văn Lanh

 QĐND Online – Sáng 28-5, tại Sư đoàn 312 (Quân đoàn 1), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) và Bộ tư lệnh Quân đoàn 1 tổ chức buổi tọa đàm có chủ đề “Thực hiện Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị - Hiệu quả và những vấn đề đặt ra”. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị dự và chỉ đạo buổi tọa đàm. Nhiều kinh nghiệm, bài học quý trong thực hiện Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 513 của Quân ủy Trung ương Về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam, đã được chia sẻ tại buổi tọa đàm… 

 Sự “cộng hưởng” và mối quan hệ rường cột 

Tham dự tọa đàm có các tướng lĩnh như: Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó chủ nhiệm TCCT; Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4; Trung tướng Nguyễn Tiến Bình, nguyên Chính ủy Học viện Quốc phòng; Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Cục trưởng Cục Tuyên huấn. Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên, Tổng biên tập Báo QĐND và Thiếu tướng Mai Văn Lý, Chính ủy Quân đoàn 1 đồng chủ trì tọa đàm.

Đã từng đảm nhiệm nhiều chức vụ chỉ huy trong chiến đấu nên Trung tướng Nguyễn Quốc Thước luôn trân trọng và đánh giá cao vai trò của đội ngũ chính ủy, chính trị viên. Ông chia sẻ, trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cũng như thực hiện nhiệm vụ quốc tế, vai trò của đội ngũ chính ủy, chính trị viên được thể hiện hết sức rõ nét và là yếu tố vô cùng quan trọng.

Sau khi nhớ lại kỷ niệm về các đồng chí chính ủy của đơn vị-những người sát cánh bên mình trong quá trình chiến đấu-Trung tướng Nguyễn Quốc Thước xúc động nói: “Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, tôi luôn hạnh phúc bởi có các chính ủy, chính trị viên bên cạnh. Bởi, chính ủy, chính trị viên không hề là vật cản, mà chính là chỗ dựa cho người chỉ huy. Chính ủy, chính trị viên tạo nên sự cộng hưởng về ý chí và quyết tâm chiến đấu cho người chỉ huy”.

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cũng cho rằng, trong khi các thế lực phản động, thù địch kêu gọi phi chính trị hóa quân đội, thì việc thực hiện Nghị quyết 51 và Nghị quyết 513 lại càng trở nên quan trọng và cần thiết, nhằm đảm bảo nguyên tắc lãnh đạo “Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” của Đảng đối với quân đội.

 Các đại biểu trao đổi bên lề buổi tọa đàm 

Sau khi đánh giá khái quát những thành tích Quân đoàn 1 đạt được sau 8 năm thực hiện Nghị quyết 51 và Nghị quyết 513, Đại tá Trần Việt Khoa, Tư lệnh Quân đoàn khẳng định, kết quả đó bắt nguồn từ sự nhận thức đúng và thực hiện nghiêm các nghị quyết nói trên. Theo đồng chí Tư lệnh, giải quyết tốt mối quan hệ giữa người chỉ huy và chính ủy, chính trị viên là một trong những nội dung quan trọng trong thực hiện các nghị quyết.

“Theo tinh thần Nghị quyết 51 và Nghị quyết 513, mối quan hệ giữa người chỉ huy với chính ủy, chính trị viên và mối quan hệ rường cột, quyết định đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, kể cả nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất. Mối quan hệ rường cột ấy được lãnh đạo, chỉ huy Quân đoàn 1 thực hiện gương mẫu từ trên xuống”, Tư lệnh Quân đoàn 1 khẳng định.

 Hiệu lực của người chỉ huy được tăng cường 

Tại buổi tọa đàm, Đại tá Đỗ Minh Xương, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312 khẳng định: Sau khi triển khai Nghị quyết 51 và Nghị quyết 513, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng đã được nâng lên rõ rệt. Đội ngũ chính ủy, chính trị viên đã chủ động nghiên cứu, quán triệt và kịp thời thông báo, trao đổi với người chỉ huy về các chỉ thị, nghị quyết, mệnh lệnh của cấp trên giao, thống nhất đánh giá tình hình, đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh đạo sát đúng, phù hợp và hiệu quả.

Cũng theo đồng chí Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, khi thực hiện Nghị quyết 51 và Nghị quyết 513, hiệu lực quản lý của người chỉ huy đã được nâng lên rõ rệt, ổn định hơn, vững chắc hơn; giúp người chỉ huy phát huy tốt hơn trí tuệ tập thể trong đánh giá tình hình và quyết định các vấn đề hệ trọng của đơn vị. Các chỉ thị, mệnh lệnh của người chỉ huy sẽ được triển khai đồng bộ và hiệu quả.

Đại tá Đỗ Minh Xương tâm đắc: Thực tế cho thấy, trong bất cứ việc gì, có được sự tham gia ý kiến của chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy thấy yên tâm hơn trước khi quyết định thực hiện”.

 Thiếu tướng Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại buổi tọa đàm 

Phát biểu tham luận tại buổi tọa đàm, Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn, Chính ủy Trung đoàn 209 (Sư đoàn 312) đã khẳng định sự “bắt nhịp” nhanh của đội ngũ chính ủy, chính trị viên khi Nghị quyết 51 và Nghị quyết 513 được triển khai thực hiện. Thượng tá Tuấn nêu ví dụ về vai trò của đội ngũ chính ủy, chính trị viên đơn vị trong tham gia quản lý đất quốc phòng. Anh cho biết, trước kia, việc quản lý đất thao trường được nhiều người cho là nhiệm vụ của cơ quan tham mưu, phó chỉ huy về chính trị chỉ đi sâu về quản lý quân số…Từ khi thực hiện Nghị quyết 51 và Nghị quyết 513, nhận thức đã có sự thay đổi và việc quản lý, giải quyết những vấn đề liên quan đến đất thao trường là việc làm thường nhật của cấp ủy, trong đó có vai trò trách nhiệm rất lớn của đội ngũ chính ủy, chính trị viên…

Chia sẻ về việc giải quyết mối quan hệ với người chỉ huy, Trung úy Lê Đức Hiệp, Chính trị viên phó Đại đội 12, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 209 (Sư đoàn 312) cho biết, có thời điểm, anh công tác cùng đồng chí đại đội trưởng hơn mình 10 tuổi, giàu kinh nghiệm thực tiễn, nên bản thân đôi khi lúng lúng, thậm chí xuôi chiều trong giải quyết mối quan hệ. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, nắm chắc Nghị quyết 51, nên Hiệp đã giải quyết tốt mối quan hệ với người chỉ huy; cùng người chỉ huy lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

 Đề cao trách nhiệm 

Theo Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, thực hiện nhiệm vụ trong thời bình, song các chính ủy, chính trị viên cũng gặp không ít khó khăn, trong đó có tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường. Tuy nhiên, theo Trung tướng Nguyễn Quốc Thước thì Nghị quyết 51 và Nghị quyết 513 trước hết giao thêm trách nhiệm cho mỗi chính ủy, chính trị viên; sau đó mới là giao thêm quyền hạn. Chỉ khi nào nhận thức sâu sắc và thực hiện tốt hai chữ trách nhiệm, trước khi nghĩ đến quyền hạn, thì chính ủy, chính trị viên cũng như người chỉ huy mới hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

 Trung tướng Phạm Hồng Cư phát biểu tham luận 

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Trung tướng Phạm Hồng Cư cho rằng, để hiểu đúng, nhận thức đúng về Nghị quyết 51 phải xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Quân đội. Theo Trung tướng Phạm Hồng Cư, để có thể thực hiện tốt Nghị quyết 51, phải nhận diện rõ và loại bỏ 2 quan điểm sai trái: Một là suy nghĩ về “quyền anh, quyền tôi” giữa người chỉ huy và chính ủy, chính trị viên; hai là quan điểm phi chính trị hóa quân đội.

Đề cập đến trách nhiệm của cán bộ chủ trì và cấp ủy các cấp thuộc Đảng bộ Sư đoàn 312, Đại tá Nguyễn Văn Hùng, Chính ủy Sư đoàn 312 khẳng định, các cấp ủy đều có quy chế làm việc cụ thể, trên tất cả các lĩnh vực, kể cả những lĩnh vực được coi là “nhạy cảm” như tài chính, xây dựng cơ bản…Nhờ thực hiện đúng quy chế, nên tránh được những nghi kị; đồng thời xây dựng được mối đoàn kết gắn bó giữa người chỉ huy và chính ủy, chính trị viên ở từng đơn vị.

 Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ chính trị 

Đề xuất các chủ trương, giải pháp để xây dựng đội ngũ chính ủy, chính trị viên nhằm tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 51 và Nghị quyết 513 trong thời gian tới, là nội dung được các đại biểu tham dự tọa đàm tập trung làm rõ. Đại tá Mai Văn Tiến, Chính ủy Sư đoàn phòng không 365 cho biết, cùng với những kết quả đạt được, một số chính ủy, chính trị viên của Sư đoàn 365 còn có những hạn chế nhất định. “Một số chính trị viên vừa tốt nghiệp ở các nhà trường về đơn vị chưa nhận thức hết chức trách, vai trò, nhiệm vụ, còn có tâm lý chờ chỉ huy phân công nhiệm vụ; phương pháp tác phong công tác còn chưa khoa học; còn lúng túng trong giải quyết các tình huống đột xuất”.

Trong phần phát biểu của mình, qua thực tiễn công tác tại đơn vị, Trung úy Lê Đức Hiệp cũng đã nêu lên những đề xuất liên quan đến công tác đào tạo cán bộ chính trị tại các nhà trường quân đội.

 Trung tướng Nguyễn Tiến Bình cho rằng, giáo dục-đào tạo giữ vai trò hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ chính ủy, chính trị viên. 

Chia sẻ với các ý kiến trên, Trung tướng Nguyễn Tiến Bình cho rằng, chất lượng đội ngũ chính ủy, chính trị viên là tổng hợp của cả một quá trình đồng bộ, trong đó giáo dục-đào tạo là một khâu quan trọng. Theo ông, đào tạo cơ bản, có hệ thống ở nhà trường tạo ra nền tảng kiến thức và phương pháp công tác cho mỗi cán bộ chính trị tương lai. Bởi vậy, cùng với tổ chức chương trình đào phù hợp, thì nội dung đào tạo cán bộ chính trị phải toàn diện, để họ có hiểu biết toàn diện cả về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Tuy nhiên, theo Trung tướng Nguyễn Tiến Bình, thực tiễn cuộc sống luôn đặt mỗi người trước nhiều vấn đề mới nảy sinh, nên còn phải đặc biệt coi trọng việc tự đào tạo, tự rèn luyện, để mỗi chính ủy, chính trị viên thực sự “bản lĩnh, trí tuệ, gương mẫu”.

Sau khi lắng nghe các ý kiến tại buổi tọa đàm, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu đánh giá cao việc Báo QĐND và Bộ tư lệnh Quân đoàn 1 tổ chức buổi tọa đàm này. Theo đồng chí Phó chủ nhiệm TCCT, đây là việc làm sáng tạo, nhằm đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 51 và Nghị quyết 513 trong 8 năm qua ở Quân đoàn 1. Đồng chí nhấn mạnh, buổi tọa đàm đã làm rõ và khẳng định được 4 vấn đề lớn trong quá trình thực hiện các nghị quyết trên. Đó là: Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng được nâng lên; hiệu lực của người chỉ huy được tăng cường; hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị được nâng cao; có tác dụng lớn trong đấu tranh chống diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.

Để việc thực hiện Nghị quyết 51 và Nghị quyết 513 đạt được những kết quả tích cực hơn nữa, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, bảo đảm cho quân đội luôn hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị Quân đoàn 1 cần tiếp tục làm tốt công tác giáo dục, nâng cao nhận thức hơn nữa về vị trí, vai trò, ý nghĩa việc thực hiện Nghị quyết 51 và Nghị quyết 513 ở từng cấp, từng đơn vị; tập trung sức lãnh đạo của cấp ủy, phát huy cao nhất trách nhiệm của chính ủy, chính trị viên và trách nhiệm của người chỉ huy trong triển khai thực hiện Nghị quyết 51, Nghị quyết 513; tích cực đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chính ủy, chính trị viên và cán bộ chính trị các cấp nhằm đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng Quân đội trong giai đoạn mới. Đồng chí Phó chủ nhiệm TCCT cũng mong muốn Trung tướng Phạm Hồng Cư, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, Trung tướng Nguyễn Tiến Bình tiếp tục theo dõi và có nhiều ý kiến quý báu giúp Tổng cục Chính trị hoàn thành tốt nhiệm vụ trước yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng.

 Bài, ảnh: HOÀNG HÀ – VIỆT CƯỜNG

 
“Thực hiện Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị - Hiệu quả và những vấn đề đặt ra”


 Là Việt kiều Đan Mạch, Nguyễn Thanh Tùng đặc biệt yêu thích phong cảnh và ẩm thực Việt Nam. Cứ sau năm, bảy tháng làm công việc đầu bếp tại các khách sạn cao cấp ở Luân Đôn, anh lại về nước để đi du lịch. Năm 2004, anh đã vượt quãng đường 1.800 cây số từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh bằng chiếc xe đạp mini. 

 

 

 Đọc E-paper  

Tháng 3/2011, Thanh Tùng lại túc tắc đạp xích lô từ Hà Nội vào Nha Trang. Sau một thời gian về Đan Mạch trau dồi nghề nghiệp và kiếm tiền, đến tháng 12/2011 anh về Việt Nam, tiếp tục cuộc hành trình dở dang từ Nha Trang đến Cà Mau cũng bằng chiếc xích lô.

 Những kỷ niệm khó quên với chiếc xe độc đáo 

Đầu bếp mê khám phá này cho rằng phong cảnh Việt Nam rất đẹp và người dân rất hiếu khách, nếu đi du lịch bằng xe máy thì khó mà cảm nhận hết điều đó. Vì thế anh thích đi dọc đất nước một cách thong thả bằng các phương tiện có tốc độ thấp hơn.

 

Nguồn: www.qdnd.vn

Link: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/10/90/90/244377/Default.aspx

No comments:

Post a Comment