Wednesday, May 29, 2013

Đối thoại Shangri-La 12: Định hình an ninh khu vực

 Trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực đang có những diễn biến nhanh chóng và phức tạp, Đối thoại Shangri-La ngày càng phát huy vai trò là một kênh trao đổi, một diễn đàn quan trọng. 

Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 với tư cách diễn giả chính được dư luận chú ý đặc biệt.

 Diễn giả được chờ đợi 

“Chúng tôi rất mừng rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ phát biểu tại Đối thoại Shangri-La. Sự tham dự của ông và quan điểm của Việt Nam (VN) về các vấn đề quốc phòng hiện nay và các cơ hội giải quyết xung đột sẽ tăng sức mạnh đáng kể cho cho các cuộc thảo luận quan trọng về an ninh khu vực”, TS John Chipman, Tổng Giám đốc Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) - cơ quan tổ chức Đối thoại Shangri-La, nói.

Theo thông lệ, các bài diễn văn khai mạc được coi là định hướng những nội dung chính cho Đối thoại Shangri-La và thể hiện quan điểm, cách xử lý nhiều vấn đề liên quan đến thách thức an ninh khu vực và quốc tế, đề ra sáng kiến kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng tham gia giải quyết, phù hợp với lợi ích chung của khu vực và mỗi nước.

Một số nhà phân tích dự đoán bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (dự kiến vào tối 31/5) sẽ đề cập chính sách đối ngoại và quốc phòng - an ninh vì hòa bình, an ninh và hợp tác phát triển của VN, các biện pháp xây dựng lòng tin, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, đồng thời đề xuất phương hướng xử lý các vấn đề liên quan đến duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, trong đó có vấn đề an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo cấp cao VN đề cập đến cả ba lĩnh vực có tác động qua lại lẫn nhau này tại một hội nghị an ninh thường niên quan trọng bậc nhất châu Á. Theo các chuyên gia quốc tế, dư luận đón đợi Thủ tướng VN phát biểu về các chủ đề như thành công và thách thức trong chính sách của VN và các chính sách này sẽ ảnh hưởng ra sao đến tương lai đất nước, VN đóng góp như thế nào cho hòa bình khu vực và thế giới cũng như cho an ninh, hợp tác quốc phòng và sự phát triển khu vực.

Khẳng định VN là một nước lớn và quan trọng ở Đông Nam Á, TS. Chipman cho rằng, các nước đều rất ủng hộ chính sách ngày càng đa phương hóa, đa dạng hóa của VN hiện nay. VN không chỉ triển khai chính sách này trong nội bộ ASEAN mà cả với các đối tác chủ chốt ở châu Á-Thái Bình Dương như Nhật Bản, Ấn Độ và các nước khác.

Ông Chipman cũng cho rằng, trong 2-3 năm vừa qua, những thách thức ở Biển Đông và những vấn đề tranh chấp chủ quyền khác đã trở thành chủ đề nổi bật tại Đối thoại Shangri-La.

“Chúng tôi đã tạo ra cơ hội để mỗi nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông chia sẻ quan điểm, đề cập tới triển vọng và thảo luận về giải pháp. Đã có nhiều cuộc thảo luận về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Chúng tôi hy vọng rằng Đối thoại Shangri-La sẽ tạo cơ hội cho các bộ trưởng quốc phòng thúc đẩy tiến trình xây dựng COC. Chúng tôi chờ đợi bài phát biểu của Thủ tướng VN để biết khả năng đạt được COC một cách cụ thể, cũng như các bước đi tiếp theo để thúc đẩy tiến trình. Điều này sẽ đảm bảo rằng vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông sẽ được xử lý trên nền tảng đa phương, chứ không phải song phương hay đơn phương”, ông nói.

Còn theo Giáo sư Carlyle A.Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á, thông qua bài diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, “dư luận sẽ thấy rõ vai trò chủ chốt của Thủ tướng VN trong việc định hướng các cuộc thảo luận tiếp sau đó. Uy tín của VN sẽ tăng bởi vì VN sẽ được nhìn nhận là quốc gia đóng góp cho an ninh khu vực". Ông Thayer cũng nhận định rằng tất cả những vấn đề an ninh gây quan ngại sẽ được đề cập một cách đầy đủ tại diễn đàn này và qua đó, VN có thể tìm hiểu được nhiều về các xu hướng an ninh chính và các triển vọng của những quốc gia khác trong những hồ sơ chủ chốt.

 Diễn đàn quan trọng 

Đối thoại Shangri-La được tổ chức lần đầu vào năm 2002 tại Singapore theo sáng kiến của Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) có trụ sở tại London (Anh) và đã trở thành diễn đàn thường niên, có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh khu vực và quốc tế.

Đây là diễn đàn để các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách về quốc phòng, an ninh đến từ châu Á-Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và châu Âu và các chuyên gia, học giả các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương trao đổi thẳng thắn về các vấn đề khu vực và quốc tế, định hướng chiến lược về những vấn đề có tác động đến an ninh khu vực, thúc đẩy hợp tác quốc phòng, tăng cường hiểu biết, xây dựng lòng tin...

Trên thực tế, rất nhiều thỏa thuận, hiệp định có thể bắt nguồn hoặc được ký kết tại Đối thoại Shangri-La. Ví dụ, đối thoại Shangri-La từng đề xuất về hiệp định mở cửa bầu trời, hoặc đưa ra những sáng kiến cứu trợ thảm họa thiên tai cho người dân châu Á-Thái Bình Dương.

Ông Tim Huxley, Giám đốc Điều Hành IISS tại châu Á, nhận xét: “Sau 12 năm diễn ra Đối thoại, diễn đàn sẽ giữ nguyên các giá trị và tiếp tục khuấy động cuộc tranh cãi học thuật về vấn đề an ninh được cho là gai góc như ngoại giao phòng ngừa và tránh các vụ xung đột trên biển”.

Đối thoại Shangri-La 12 sẽ tập trung vào một số chủ đề như: Tiếp cận của Mỹ với an ninh khu vực; Bảo vệ lợi ích quốc gia, phòng ngừa xung đột; Hiện đại hóa quân sự và minh bạch chiến lược; Vai trò của Trung Quốc đối với an ninh khu vực; các thể chế khu vực, toàn cầu và an ninh châu Á; thúc đẩy hợp tác quốc phòng ở châu Á-Thái Bình Dương.

Ngoài ra, phiên họp đặc biệt sẽ thảo luận một số vấn đề mang tính chuyên môn như phòng ngừa xung đột trên biển; các công nghệ và học thuyết quân sự mới; Ngoại giao quốc phòng và ngăn ngừa xung đột; Quy mô mạng thông tin và an ninh châu Á... Bên lề Diễn đàn lần này còn có cuộc gặp của Bộ trưởng Quốc phòng Hàn - Mỹ - Nhật về tình hình bán đảo Triều Tiên.

 Nguyễn Kim  

 Từ Đối thoại Shangri-La đầu tiên, Việt Nam đã cử đoàn cấp vụ, viện, học giả tham dự, sau đó dần nâng cấp tham dự lên lãnh đạo Bộ Quốc phòng. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tham dự Đối thoại Shangri-La từ năm 2009. Tại các đối thoại này, Việt Nam đã tích cực tham gia với các chủ đề: “Hình thức hợp tác an ninh: Xây dựng lòng tin, quan hệ đối tác, liên minh”; “Thúc đẩy ngoại giao quốc phòng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương”; “Đổi mới cấu trúc an ninh khu vực”; “Đối phó với những thách thức an ninh biển mới.” Các phát biểu của đoàn Việt Nam đều được các nước quan tâm và đánh giá cao.  

 Tham dự Đối thoại Shangri-La 12 sẽ có đại diện của 27 quốc gia bao gồm: 10 nước ASEAN, các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Mỹ, Nga, Canada, Pháp, Đức, Anh, Bangladesh, Mông Cổ, Pakistan, Sri Lanca, Đông Timor. Các cấp dự: ngoài Thủ tướng Việt Nam là Bộ trưởng Quốc phòng, Quốc vụ khanh, Tư lệnh Quốc phòng (Tổng tham mưu trưởng). Theo thông lệ, dự kiến các nước Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ cử Bộ trưởng Quốc phòng tham dự Đối thoại Shangri-La 12 và có thể có các cuộc gặp riêng hai bên hoặc nhiều bên. 

 Lãnh đạo cấp cao các nước đã dự và đọc diễn văn khai mạc Đối thoại Shangri La từ năm 2006 bao gồm: Thủ tướng Singapore (từ 2006-2009), Thủ tướng Australia (2009), Tổng thống Hàn Quốc (2010), Thủ tướng Malaysia (2011) và Tổng thống Indonesia (2012). 


 Là Việt kiều Đan Mạch, Nguyễn Thanh Tùng đặc biệt yêu thích phong cảnh và ẩm thực Việt Nam. Cứ sau năm, bảy tháng làm công việc đầu bếp tại các khách sạn cao cấp ở Luân Đôn, anh lại về nước để đi du lịch. Năm 2004, anh đã vượt quãng đường 1.800 cây số từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh bằng chiếc xe đạp mini. 

 

 

 Đọc E-paper  

Tháng 3/2011, Thanh Tùng lại túc tắc đạp xích lô từ Hà Nội vào Nha Trang. Sau một thời gian về Đan Mạch trau dồi nghề nghiệp và kiếm tiền, đến tháng 12/2011 anh về Việt Nam, tiếp tục cuộc hành trình dở dang từ Nha Trang đến Cà Mau cũng bằng chiếc xích lô.

 Những kỷ niệm khó quên với chiếc xe độc đáo 

Đầu bếp mê khám phá này cho rằng phong cảnh Việt Nam rất đẹp và người dân rất hiếu khách, nếu đi du lịch bằng xe máy thì khó mà cảm nhận hết điều đó. Vì thế anh thích đi dọc đất nước một cách thong thả bằng các phương tiện có tốc độ thấp hơn.

 

Nguồn: www.tgvn.com.vn

Link: http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/ChinhTri/2013/5/DB7FFE6800330EA3/

No comments:

Post a Comment