Tuesday, May 28, 2013

Ninh Bình thực hiện Quy chế dân chủ | Đồng Văn Lanh

 Trong mấy năm gần đây, Ninh Bình phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP khoảng 16%/năm. 

Nhiều tuyến đường giao thông ở Kim Hải, Kim Sơn (Ninh Bình) được lắp đặt điện thắp sáng từ Chương trình "Thanh niên thắp sáng đường quê".

 

  

 

Nhiều vùng kinh tế hình thành và phát triển nhanh từ chủ trương, chính sách của các cấp ủy đảng và chính quyền, được nhân dân đồng thuận hưởng ứng, khơi dậy tiềm năng đất đai, lao động, tạo nên một Ninh Bình với diện mạo mới: công nghiệp phát triển, nông nghiệp công nghệ cao và du lịch dịch vụ là mũi nhọn...

Từ niềm vui của Bí thư chi bộ vùng Công giáo Kim Sơn...

Bây giờ, đi đâu, gặp ai, Bí thư chi bộ xóm Đông Hải, xã Văn Hải (Kim Sơn, Ninh Bình), Bùi Văn Bình cũng tự hào kể về những kết quả không ngờ trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương. "Lúc đầu tưởng chừng bó tay vì quá khó khăn, nhưng sau thì ngược lại, thuận lợi đến bất ngờ" - Bí thư chi bộ thôn Đông Hải nói. Thôn có 201 hộ với 720 người là đồng bào Công giáo toàn tòng 100%. Năm 2010, thôn vừa khánh thành nhà thờ giáo họ với tổng nguồn vốn đầu tư nhiều tỷ đồng hoàn toàn do đồng bào đóng góp. Nhà thờ vừa khánh thành vẫn thơm mùi sơn lại tiếp tục triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương, trong khi nguồn lực tưởng chừng như đã cạn kiệt. Làm thế nào để huy động nguồn lực từ đồng bào phục vụ chương trình? Chi bộ trăn trở. Bí thư càng trăn trở. Năm đảng viên trong thôn là người Công giáo cũng căng như dây đàn tìm giải pháp tuyên truyền, giải thích, vận động người dân hiểu về mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó, nhân dân là lực lượng chủ yếu còn Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ.

Thôn Đông Hải thuộc xã Văn Hải là một trong những thôn chưa nằm trong tốp có thu nhập cao của huyện Kim Sơn với bình quân mỗi nhân khẩu 13 triệu đồng/năm, nhưng lại là thôn có nhiều thành tích trong việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Bí thư chi bộ thôn Đông Hải Bùi Văn Bình cho biết: "Chúng tôi thành lập Ban phát triển nông thôn, trong đó trưởng thôn, các chức sắc, chức việc ở giáo họ là nòng cốt để giải thích cho nhân dân rõ lợi ích của chương trình". Người dân cử đại diện của mình tham gia giám sát công trình, nhất là công trình giao thông nông thôn. Thậm chí, họ kiểm đếm từng xe cát, bao xi-măng, mét khối sỏi trong những ngày đổ bê-tông đường làng, ngõ xóm hay công trình xây dựng nhà văn hóa. Khi mở đường, nhiều gia đình tự phá bỏ hàng rào, thậm chí nhà kiên cố, do bị "vướng" quy hoạch. Có hộ lùi sâu vào 4 m - 5 m để mặt đường rộng hơn mà không đòi hỏi đền bù. Lại có hộ tự thuê xe đổ đất san lấp ao tôn nền cao bằng mặt đường để thi công. Rồi đồng chí kết luận: "Tất cả được bắt nguồn từ quyền dân chủ được phát huy đấy!". Bởi lẽ ngay từ khâu lập quy hoạch, triển khai dự án, người dân được tham gia thảo luận trong các buổi sinh hoạt cộng đồng. Cấp ủy đảng ở địa phương trực tiếp chỉ đạo, lắng nghe ý kiến đóng góp, thậm chí những ý kiến trái chiều vẫn được trân trọng xem xét. Những ngày được coi là mốc thời gian quan trọng ở vùng Công giáo như ngày Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 19-8, ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18-11, hoặc ngày tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND huyện, HĐND tỉnh hay Đoàn đại biểu Quốc hội, người dân tham dự khá đông đủ. Cán bộ huyện Kim Sơn có trách nhiệm trình bày trước nhân dân bằng bản đồ về quy hoạch rồi thuyết minh cụ thể từng khu. Tất cả đều rõ ràng. Người dân chưa hiểu thì cán bộ có trách nhiệm giải thích, gặp ý kiến trái chiều phải khiêm tốn lắng nghe, thấy hợp lý thì điều chỉnh.

Bí thư Đảng ủy xã Văn Hải Phạm Thị Nguyệt cho biết: Văn Hải là một trong sáu xã được huyện Kim Sơn chọn thực hiện chương trình Xây dựng nông thôn mới đợt đầu giai đoạn 2010-2015. Ngay khi triển khai, xã thành lập Ban chỉ đạo, trong đó ban giám sát đầu tư cộng đồng được đưa xuống thôn để người dân bầu, lựa chọn đại biểu tham gia. Đại diện thôn xóm, trực tiếp thu và cũng là người thay mặt nhân dân địa phương chịu trách nhiệm giám sát thi công khiến người dân tin tưởng. Kết quả là chỉ trong thời gian ngắn, Văn Hải làm xong hơn sáu km đường bê-tông, hai nhà văn hóa, sáu phòng học trường THCS, ba nhà văn hóa sắp tới khánh thành và hầu hết thôn, xóm đạt 7/19 tiêu chí về nông thôn mới do cấp trên đề ra.

... Đến nhiều kênh để người dân thực hiện quyền làm chủ

Kết quả sau hai năm xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Ninh Bình đã minh chứng một điều, quy chế dân chủ chính là chìa khóa cho sự thành công ban đầu. Trong hơn hai năm, từ 2010 đến nay, hàng nghìn công trình được khởi công xây dựng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương mặc dù nguồn kinh phí của Nhà nước chỉ chiếm 68 tỷ đồng/179 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng (chủ yếu là xi-măng). Người dân trong tỉnh hưởng ứng chương trình một cách tự nguyện tham gia đóng góp ngày công, tiền, vật tư để xây dựng các công trình.

"Người dân có nhiều kênh để bày tỏ nguyện vọng của mình" - Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Ninh Bình Mai Văn Tuất cho biết. Ban Dân vận Tỉnh ủy nằm trong Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Thông qua các tổ chức Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh và các tổ chức chính trị - nghề nghiệp như Hội Doanh nghiệp, Liên đoàn Lao động, v.v. tại các cuộc tiếp xúc hằng tháng, hằng quý, người Dân tự đề đạt hoặc đóng góp ý kiến xây dựng nội quy, hương ước khu dân cư, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, công nhân viên văn hóa, cụm dân cư văn hóa. Ban dân vận Tỉnh ủy mở lớp tập huấn cho cán bộ sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số chuyên đề về phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân tại cơ sở. Theo Bí thư Đảng ủy phường Tân Bình (thị xã Tam Điệp) Lê Xuân Hòa, nếu người dân không được bàn bạc, hoặc tham gia đóng góp vào công việc chung ở địa phương thì không thể thành công cho dù bất kể đó là việc gì. Phường có chín chi bộ, năm 2007 mới tách từ xã Yên Bình (Yên Mô) còn bộn bề gian khó với hơn 35% số hộ nghèo. Bằng quy chế dân chủ, người dân bàn bạc, công khai về nhu cầu xây dựng phát triển hạ tầng được nhân dân đồng thuận cùng với nguồn lực từ Nhà nước hỗ trợ, cho nên chỉ sau thời gian ngắn, Tân Bình tạo dựng cơ ngơi khá khang trang: Trạm y tế với nguồn vốn đầu tư 1,5 tỷ đồng, mua sắm thiết bị trường học gần năm tỷ đồng, xây dựng hai trường THCS bằng trái phiếu Chính phủ, nhân dân tự đóng góp tham gia làm 3,8 km đường nông thôn... Điều quan trọng là, tỷ lệ hộ nghèo ở Tân Bình giảm xuống chỉ còn 4,8% so với số dân. "Bí quyết" được Bí thư Đảng ủy phường Tân Bình nhấn mạnh là: Ý kiến của nhân dân phải được các cấp ủy, chính quyền tôn trọng và tháo gỡ nhanh chóng tại cơ sở.

Từ thực tiễn ở Ninh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Thắng khẳng định: "Quy chế dân chủ chính là cầu nối giữa nhân dân với cấp ủy đảng và chính quyền để qua đó tạo sự đồng thuận giúp cho việc thực hiện thắng lợi các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, khơi thông mọi nguồn lực nhằm xóa đói, giảm nghèo, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân".

ĐỖ TẤN


Ngôi nhà độc nhất vô nhị trên dòng sông Drina ở Serbia, với không gian sống vô cùng độc đáo là ngôi nhà đã được ấp ủ gần 40 năm để xây dựng.

Gần 40 năm ấp ủ giấc mơ được sống trên dòng sông Drina, ông Milija Mandic đã hoàn thiện được căn nhà mà ông đã từng mơ ước. Đó là ngôi nhà gỗ nhỏ trên một tảng đá nhô lên ở giữa dòng sông Drina, gần thị trấn Bajina Basta.

Nguồn: www.nhandan.org.vn

Link: http://www.nhandan.org.vn/kinhte/tin-tuc/item/20439602-.html

No comments:

Post a Comment