Tuesday, May 28, 2013

Sự thật về những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp trái chiều trên mạng Internet | Đồng Văn Lanh

 Thời gian qua, trên một số trang mạng xuất hiện cái gọi là “Dự thảo Hiến pháp 2013” và một số ý kiến ký tên tập thể, góp ý bản sửa đổi Hiến pháp 1992 đòi bỏ điều 4 Hiến pháp năm 1992, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng; đề nghị tam quyền phân lập; áp dụng quyền sở hữu tư nhân về đất đai... Trong bản danh sách này có nhiều người ở tỉnh Thái Bình. Vậy, thực chất người ký tên ủng hộ bản kiến nghị được nêu là thật hay là giả? 

  

Theo đăng tải trên các trang mạng xã hội, đã có rất nhiều nông dân, học sinh, sinh viên ở các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình… ký tên vào bản kiến nghị này.

Tuy nhiên, tên của những người này chỉ được giới thiệu một cách chung chung, không hề có địa chỉ cụ thể. Lãnh đạo tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo các ngành chức năng tiến hành kiểm tra, xác minh tại những địa phương được cho là có nhiều người ký tên vào “bản kiến nghị ma” này.

Qua tìm hiểu trong số hơn 100 người có tên trong bản danh sách thì có tới 3/4 tên không có địa chỉ. Những người nông dân ở Thái Bình khi được hỏi đều không hề hay biết rằng việc họ đã ký tên vào một bản kiến nghị Hiến pháp mà họ không biết đó là gì? Họ đều cho rằng họ không có điều kiện truy cập Internet và nếu có thì việc nắm Hiến pháp còn rất hạn chế.

Bà con nông dân ở Thái Bình phần đông không thạo việc truy cập mạng. Nếu biết thì cũng chẳng có thời gian cho việc này vì còn bận rộn việc sản xuất, làm ăn, chưa nói đến việc có thời gian tìm hiểu rồi ký tên ủng hộ hay phản đối điều này điều khác. Những người nông dân "một nắng hai sương" của mảnh đất giàu truyền thống cách mạng Thái Bình đã và đang tham gia góp ý đầy trách nhiệm vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, đều đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tính ưu việt của chế độ ta.

Với nhiều người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn ở Thái Bình, không hiểu biết nhiều về mạng Internet, thế nhưng lại ký tên trên mạng để ủng hộ cho một bản kiến nghị mà theo họ là đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, của đất nước thì quả là điều hết sức phi lý!

Đây thực sự chỉ là những con số ảo không có thực, là một sự giả mạo, ngụy tạo, được tạo nên theo cách có chủ đích với dã tâm xấu nhằm thực hiện những mưu đồ đen tối của một số người.

Trong bản danh sách ký vào bản kiến nghị có tên "Linh mục Phạm Nguyên Hồng”, Giáo xứ chính tòa, thành phố Thái Bình. Về việc này, Linh mục Nguyễn Phúc Hạnh, Chánh xứ nhà thờ chính tòa Thái Bình, linh mục Nguyễn Văn Thoan, Chủ tịch Hội đồng giáo xứ nhà thờ chính tòa Thái Bình đều khẳng định, từ trước tới nay ở Thái Bình không có ai là linh mục Phạm Nguyên Hồng, rằng các chức sắc Công giáo địa phận Thái Bình đều rất bức xúc trước những thông tin bịa đặt trên.

Đại đức Thích Thanh Hòa, Ủy viên Ban Trị sự Phật giáo Trung ương, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Thái Bình cho biết: "Trong thời gian qua, trên một số trang mạng, nhiều kẻ đã lợi dụng, mạo danh các chức sắc tôn giáo, có những tiếng nói đi ngược lại với lợi ích của đất nước, của nhân dân. Chúng tôi hoàn toàn phản đối và đề nghị các cơ quan chức năng làm sáng tỏ sự việc và vạch trần bộ mặt những kẻ lợi dụng sự kiện chính trị góp ý vào bản Hiến pháp sửa đổi năm 1992 để làm xấu đi hình ảnh của đất nước, làm giảm vai trò, uy tín lãnh đạo của Đảng đối với dân tộc Việt Nam... Đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Thái Bình điều tra, xác minh làm rõ và xử lý nghiêm minh những đối tượng này”.

Về việc có gần 30 tên trong danh sách là giảng viên, sinh viên, học sinh Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh (chi nhánh Thái Bình), thầy giáo Vũ Thanh Hải, Trưởng khoa Công nghệ Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh cơ sở phía Bắc, xã Tân Bình, TP Thái Bình nói: "Nhà trường chúng tôi đã rà soát tất cả danh sách cán bộ, đảng viên và sinh viên. Chúng tôi khẳng định tập thể cán bộ giáo viên, sinh viên của nhà trường không có bất kỳ ai có tên và có ý kiến trái chiều đi ngược lại với chủ trương đúng đắn của Đảng, pháp luật của Nhà nước, với lợi ích của đất nước, dân tộc”.

Theo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Bình, hiện các tổ chức thành viên từ tỉnh đến cơ sở đã cơ bản hoàn thành việc tổ chức lấy ý kiến các đoàn viên, hội viên góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992.

Tính đến ngày 10/3/2013, tỉnh đã tổ chức trên 3.000 hội nghị lấy ý kiến, với trên 120.000 cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên tham gia, đóng góp trên 23.000 lượt ý kiến. Trong đó không có một ý kiến nào từ các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo đất nước của Đảng trong Dự thảo Hiến pháp sửa đổi 1992 cũng như đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đòi phi chính trị hóa Quân đội, Công an…

Không những thế còn có hàng nghìn ý kiến đề nghị nêu rõ trong Hiến pháp: "Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo duy nhất Nhà nước và toàn xã hội Việt Nam”…

Như vậy, việc giả mạo, ngụy tạo tên người dân kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 hiện đang phát tán trên một số trang mạng nhằm tạo sức ép với Đảng và Nhà nước, bộc lộ thủ đoạn làm méo mó, biến dạng việc dân chủ lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, là động cơ chính trị đen tối. Sự lừa dối thâm độc đó cần phải được vạch trần, lên án và xử lý nghiêm minh.

 Đại đức Thích Thanh Hòa - Ủy viên Ban Trị sự Phật giáo Trung ương, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Thái Bình: 

"Trong thời gian qua, trên một số trang mạng, nhiều kẻ đã lợi dụng, mạo danh các chức sắc tôn giáo, có những tiếng nói đi ngược lại với lợi ích của đất nước, của nhân dân. Chúng tôi hoàn toàn phản đối và đề nghị các cơ quan chức năng làm sáng tỏ sự việc và vạch trần bộ mặt những kẻ lợi dụng sự kiện chính trị này làm xấu đi hình ảnh của đất nước, làm giảm vai trò, uy tín lãnh đạo của Đảng đối với dân tộc Việt Nam... Đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Thái Bình điều tra, xác minh làm rõ và xử lý nghiêm minh những đối tượng này”.

 Linh mục Nguyễn Phúc Hạnh - Chánh xứ nhà thờ chính tòa Thái Bình  

"Chúng tôi rất bức xúc với thông tin có một số chức sắc công giáo ở Thái Bình ký tên vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đó là sự bịa đặt, gian dối trắng trợn. Các chức sắc và bà con có đạo ở Thái Bình luôn tâm niệm phấn đấu sống tốt đời đẹp đạo, kính Chúa yêu nước, chấp hành tốt các chính sách của Nhà nước, của địa phương... Chúng tôi đề nghị chính quyền và các cơ quan hữu trách phải làm sáng tỏ sự thật, lôi những kẻ có mưu đồ đen tối ra trước pháp luật và trừng trị thích đáng...”.


 Thầy giáo Vũ Thanh Hải - Trưởng khoa Công nghệ Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh khu vực phía Bắc, xã Tân Bình, thành phố Thái Bình  

"Đảng ủy và Ban Giám hiệu nhà trường luôn làm tốt công tác nắm tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên, giáo viên, sinh viên. Những năm qua nhà trường chúng tôi đã có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và sự nghiệp giáo dục nói riêng.

Không có chuyện giảng viên, sinh viên của trường ký tên vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992 như một số trang mạng đăng tải. Chúng tôi kịch liệt phản đối và lên án hành động lừa bịp đó...”.


Theo cand.com.vn


Ngôi nhà độc nhất vô nhị trên dòng sông Drina ở Serbia, với không gian sống vô cùng độc đáo là ngôi nhà đã được ấp ủ gần 40 năm để xây dựng.

Gần 40 năm ấp ủ giấc mơ được sống trên dòng sông Drina, ông Milija Mandic đã hoàn thiện được căn nhà mà ông đã từng mơ ước. Đó là ngôi nhà gỗ nhỏ trên một tảng đá nhô lên ở giữa dòng sông Drina, gần thị trấn Bajina Basta.

Nguồn: www6.vnmedia.vn

Link: http://www6.vnmedia.vn/vn/doi-thoai/van-de-hom-nay/426_1205552/su_that_ve_nhung_kien_nghi_sua_doi_hien_phap_trai_chieu_tren_mang_internet.html

No comments:

Post a Comment