Wednesday, May 29, 2013

Phù hợp cả về lý luận và thực tiễn

 Từ Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 đến Hiến pháp 1992, luôn có một điều quy định riêng về tổ chức công đoàn (Hiến pháp 1992 hiện hành quy định tại Điều 10). Điều đó khẳng định công đoàn (CĐ) luôn đóng vai trò quan trọng là đại diện của giai cấp công nhân và người lao động, là một tổ chức chính trị - xã hội không thể thiếu trong quan hệ lao động; đảm bảo cho sự phát triển, ổn định đất nước. Việc giữ nguyên nội dung Điều 10 trong Hiến pháp là rất cần thiết, phù hợp cả về lý luận và thực tiễn. 

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng trao tặng bảo hiểm thân tàu đánh cá cho ngư dân tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Trung Hiếu

 Khẳng định bản chất giai cấp của Nhà nước 

Tại cuộc hội thảo về góp ý sửa đổi, bổ sung hoàn thiện quy định về CĐ trong Hiến pháp 1992 do Tổng LĐLĐVN tổ chức ngày 15.5 – ngay trước thềm kỳ họp Quốc hội, PGS-TS Nguyễn Viết Thông - Tổng Thư ký Hội đồng lý luận T.Ư - đã phát biểu rằng: “Việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của giai cấp công nhân và người lao động ngày càng được đặt ra và không ai khác công đoàn là tổ chức có chức năng, nhiệm vụ ấy”. Theo PGS Thông, vị thế và vai trò CĐ cần phải tiếp tục được khẳng định, nhất là trong điều kiện “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tiếp tục phát triển, trong đó có kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và giai cấp công nhân nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ”.

Để hoàn thiện quy định về CĐ trong sửa đổi Hiến pháp, các đại biểu dự hội thảo đồng ý rằng, trước hết cần phải xuất phát từ vai trò, vị trí của CĐ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân – giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng CSVN. CĐ không chỉ là tổ chức có chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, mà còn phải đồng thời cùng với cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.

Vì vậy, việc bổ sung, sửa đổi Hiến pháp quy định về CĐ cần phải kiên định quan điểm của Đảng và lập trường của giai cấp công nhân, kế thừa và phát triển thêm khái niệm CĐ trong Hiến pháp hiện hành. Cụ thể ở đây là phải thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về hoàn thiện, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của BCH T.Ư Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng GCCN Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”, phát huy vai trò đặc biệt quan trọng của tổ chức CĐ trong việc góp phần phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, xã hội của đất nước.

 Không ai thay thế được tổ chức công đoàn 

Ngư dân có tổ chức Công đoàn để chia sẻ và bảo vệ nhau khi gặp thiên tai, địch họa trên biển. Ảnh: T.H

Trong phiên thảo luận tổ ngày 27.5 tại QH, đại biểu TPHCM, Chủ tịch LĐLĐ TPHCM Trần Thanh Hải cho biết: Thực hiện nghị quyết của QH, đã có gần 1 triệu CNVCLĐ tại TPHCM tham gia đóng góp trực tiếp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Ông Hải khẳng định, CNVCLĐ TPHCM nhất trí cao với dự thảo và đề nghị giữ điều khoản quy định riêng về CĐ trong Hiến pháp. “Nếu không quy định tổ chức CĐ trong Hiến pháp là làm mất đi một thành tố hết sức quan trọng trong việc tạo dựng và tập hợp giai cấp công nhân (GCCN). Không ai có thể thay thế được tổ chức CĐ trong vai trò đối với GCCN” - ĐB Hải nói.

ĐBQH Lê Thành Nhơn - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương - thì cho rằng, bản chất nhà nước VN chính là bản chất GCCN - giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng CSVN, nên việc quy định CĐ trong Hiến pháp hoàn toàn phù hợp và có lợi. ĐB Nguyễn Viết Nhiên (Hải Phòng) thì đề xuất việc giữ lại Điều 10 trong Hiến pháp hiện hành là thể hiện đúng bản chất CĐ: Đại diện cho lực lượng đóng vai trò tiên phong trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước - đó là GCCN.
Bỏ quy định: Tai hại thật khó lường!

Ông Đan Tâm - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn - trong một cuộc hội thảo góp ý sửa đổi Hiến pháp của Tổng LĐLĐVN, đã đưa ra căn cứ về vai trò, chức năng của CĐ là đại diện cho NLĐ và khẳng định sự khác biệt cơ bản về quyền hạn và phương thức CĐ so với các tổ chức chính trị - xã hội khác. Từ thực tiễn hoạt động CĐ và công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy, ông Đan Tâm khẳng định: “Bỏ nội dung Điều 10 Hiến pháp hiện hành thì có thể giảm được... vài trăm từ trong dự thảo, nhưng cái hại thì thật khó lường đối với vai trò của GCCN và CĐ”.

Hằng năm, GCCN và NLĐ Việt Nam đã đóng góp hơn 60% tổng sản phẩm xã hội và 70% ngân sách nhà nước. Đó là minh chứng rõ nhất khẳng định GCCN và tổ chức đại diện là CĐ có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. “Nếu bỏ Điều 10 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, thì sẽ không thể hiện được bản chất GCCN và định hướng XHCN trong Hiến pháp. Điều đó cũng dẫn đến hệ lụy tai hại là hạ thấp địa vị pháp lý của GCCN - giai cấp lãnh đạo cách mạng và tổ chức đại diện là CĐ” - ông Đan Tâm - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Công đoàn - kết luận.


Để chuẩn bị cho hành trình, đầu tiên, chàng Việt kiều tháo vát đầu tư khá kỹ vào chiếc xích lô. Không tìm được thợ ưng ý, anh phải tự làm khá nhiều việc: Thay bánh xe sau bằng bánh xe đạp có 7 số đùm với bộ thắng chắc chắn hơn, rồi nhờ thợ tiện lại hai bộ đùm trước của xe xích lô để rút căm với hai cái niềng của xe đạp. Nhờ sự thay đổi đó mà chiếc xích lô cải tiến nhẹ bớt được khoảng 20kg.

Anh chế thêm một cái mái che nắng, một thùng đựng nước uống ướp lạnh phía sau và gắn thêm bộ máy đo kilômét. Muốn có bạn đồng hành cho chuyến đi thêm vui, anh mang thêm một chú cún nhỏ xinh xắn tên Mau trong chiếc giỏ mây đặt ở phía trước.

Sáng 8/12/2011, vị du khách trên chiếc xích lô độc đáo xuất phát từ Nha Trang với hành trang gọn nhẹ. Ngày đầu tiên của cuộc hành trình, anh đi được 46km. Đến ngày thứ ba, anh đã vươn đến con số 92,5km.

Hôm đó, đoạn đường chạy ngang qua Phan Rang gió thổi rất mạnh. Thanh Tùng không cần đạp mà xe vẫn lao tới với tốc độ lên tới 35km/giờ. Do phải ghì thắng để giảm tốc độ lại cho an toàn nên anh chỉ có thể lái xe một tay. Đây quả thật là một thử thách!

Nguồn: laodong.com.vn

Link: http://laodong.com.vn/cong-doan/phu-hop-ca-ve-ly-luan-va-thuc-tien/118729.bld

No comments:

Post a Comment