Wednesday, May 29, 2013

Tưởng niệm ngày Bồ tát Thích Quảng Đức thiêu thân

 (GD&TĐ) - Ngày 29/5, tại chùa Quán Sứ - Hà Nội, T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức Lễ tưởng niệm 50 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2013). Tại buổi lễ, các chức sắc phật giáo, tăng ni, phật tử đã cùng tưởng niệm công đức hy sinh to lớn của Bồ tát Thích Quảng Đức, cầu nguyện đạo pháp trường tồn, nước nhà độc lập, thống nhất, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc; cầu cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam không ngừng phát triển. 

  

Hòa thượng Thích Quảng Đức, thế danh là Lâm Văn Tuất, sinh năm 1897 (Đinh Dậu) tại thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Hòa thượng xuất gia năm 7 tuổi và thọ giới Tỳ kheo năm 20 tuổi. Hòa thượng từng giữ chức vụ Phó Trị sự và Trưởng ban Nghi lễ của Giáo Hội Tăng già Nam Việt từ năm 1953 đến năm 1958.

Bồ tát Thích Quảng Đức tẩm dầu tự thiêu trên đường phố Sài Gòn để phản đối chính quyền Mỹ - Diệm đàn áp Phật giáo

Trong phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam đòi tự do tín ngưỡng, phản đối chính sách kỳ thị tôn giáo, đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm, ngày 11/6/1963 (tức ngày 20/4 năm Quý Mão), Hòa thượng Thích Quảng Đức đã thực hiện tâm niệm, thiêu đốt nhục thân để cúng dàng và bảo vệ Đạo pháp. Cái chết của Hòa thượng Thích Quảng Đức đã làm chấn động dư luận thế giới, gây xúc động sâu sắc mọi tầng lớp nhân dân trong nước, không phân biệt tôn giáo. Để ghi nhớ công hạnh của Hòa thượng, sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời, năm 1964, Hội đồng Lưỡng viện Tăng Thống và Hóa Đạo đã quyết nghị suy tôn Hòa thượng pháp vị Bồ Tát.

Chính ngọn lửa thiêng hùng tráng, mầu nhiệm, trái tim bất diệt và sự hy sinh to lớn của Bồ tát Quảng Đức là nhân tố tích cực, hun đúc tinh thần đoàn kết, quyết tâm của tăng ni, phật tử Việt Nam, tạo thành một khối thống nhất Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1964 và thống nhất Phật giáo Việt Nam cả nước, hình thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981.

Nằm trong chuỗi sự kiện tưởng niệm, từ ngày 28/5-11/6, Giáo hội Phật giáo các địa phương cũng tổ chức các khóa lễ tưởng niệm, tọa đàm, hội thảo về công đức của Bồ tát Thích Quảng Đức, cầu nguyện quốc thái dân an, chúng sinh an cư lạc nghiệp, cầu siêu cho hương linh chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn.

 B.T.T 


Có thể là do các dịch vụ Thanh làm đều liên quan đến "trăng", như kinh doanh Nhà hàng Full Moon (Phố Trăng Hội An), hay sản phẩm phiên chợ quê Hội An mang cái tên thơ mộng "Bến sông trăng". Và cũng có thể do suy nghĩ của Thanh về nghề, về công việc kinh doanh cũng có chất lãng mạn, phiêu linh, đến "trăng" cũng thành sản phẩm độc đáo.

Khơi lại giá trị bản địa

Ý tưởng "bán trăng" xuất hiện khi Phan Xuân Thanh nhận được đơn đặt hàng một buổi tiệc đêm dành cho số khách du lịch MICE đến từ khắp thế giới.

Anh có thể đáp ứng tối đa yêu cầu của khách với cơ sở Nhà hàng Full Moon rộng hàng ngàn mét vuông, nhưng khi biết được những yêu cầu khắt khe của đối tác, Thanh chợt nghĩ đây chính là hợp đồng lý tưởng để thực hiện một sản phẩm độc đáo nhất từ trước đến nay trong văn hóa ẩm thực.

Những ngày sau đó, kịch bản của phiên chợ quê mang cái tên "Bến sông trăng" được gửi đến khách hàng, và họ đã kinh ngạc lẫn thích thú khi thấy bữa tiệc tối của tập đoàn đã được biến thành chuyến đi tham dự một phiên chợ quê thế kỷ XIX, tận hưởng tất cả những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa của thương cảng Hội An trên bến dưới thuyền trong một đêm trăng rực rỡ.

Nguồn: giaoducthoidai.vn

Link: http://giaoducthoidai.vn/channel/2773/201305/tuong-niem-ngay-bo-tat-thich-quang-duc-thieu-than-1969590/

No comments:

Post a Comment