Wednesday, May 29, 2013

Thiếu điều dưỡng viên, tính mạng bệnh nhân bị đe dọa

 Khi các điều dưỡng và hộ sinh được đào tạo bài bản, được trao quyền và hỗ trợ, họ sẽ góp phần đáng kể vào việc cứu sống tính mạng con người, cứu sống các bà mẹ, trẻ sơ sinh, cũng như cải thiện được kinh tế và xã hội của cả quốc gia. 

Hiện cả nước mới chỉ có 2 tiến sỹ, 166 thạc sỹ ngành điều dưỡng, cho thấy sự thiếu hụt trầm trọng điều dưỡng viên có trình độ tại các cơ sở y tế. Một trong những nguyên chính của việc thiếu hụt này là do tư duy, nhận thức về ngành điều dưỡng chưa chính xác.

Đó là khẳng định của thạc sỹ Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hội điều dưỡng Việt Nam tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động Quốc gia tăng cường công tác điều dưỡng - hộ sinh giai đoạn từ 2013 đến 2020 do Bộ Y tế và Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tổ chức ngày 29/5.

Theo đó, Chủ tịch Hội điều dưỡng Việt Nam chia sẻ: Điều dưỡng là một ngành đa khoa có nhiều chuyên khoa, và mỗi chuyên khoa đều phải có văn bằng đại học, song hiện cả nước mới chỉ có 2 tiến sỹ, 166 thạc sỹ ngành điều dưỡng, cho thấy sự thiếu hụt trầm trọng điều dưỡng viên có trình độ tại các cơ sở y tế.

Chỉ ra nguyên nhân thiết hụt này ông Đức Mục cho biết: Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng trên là do tư duy, nhận thức về ngành điều dưỡng chưa chính xác theo đúng chức năng, vị trí của ngành này trong công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Từ đó, công tác đào tạo, đãi ngộ chưa được chú trọng đúng mức nên ngành điều dưỡng thiếu đội ngũ chuyên gia đầu ngành, số điều dưỡng viên được đào tạo ở trình độ sau đại học còn rất hạn chế...

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường: Điều dưỡng, hộ sinh có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chất lượng dịch vụ y tế. Ảnh IT

Nhấn mạnh vai trò của điều dưỡng, hộ sinh trong ngành y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường cho biết: Bộ Y tế luôn khẳng định vai trò của điều dưỡng, hộ sinh trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chất lượng dịch vụ y tế, theo như các khuyến cáo của các cơ quan Liên Hợp quốc. Vì vậy, Bộ Y tế đã quan tâm xây dựng chính sách cho các ngành điều dưỡng và hộ sinh phát triển.

Tuy nhiên, công tác điều dưỡng, hộ sinh của nước ta hiện vẫn còn có một số hạn chế như việc chủ động của điều dưỡng viên, hộ sinh viên trên thực hành lâm sàng chưa được xác định rõ. Người điều dưỡng đã nhận thức được vai trò, chức năng của mình đó là chủ động chăm sóc người bệnh. Nhưng do thiếu nhân lực điều dưỡng, hộ sinh nên nhiều công việc chăm sóc người bệnh còn bị giao phó cho người nhà.

Bên cạnh đó, bản thân người điều dưỡng, hộ sinh cũng còn những hạn chế cần khắc phục đó là tính chuyên nghiệp còn yếu, còn tự ti; Trong thực hành chăm sóc người bệnh thiếu tính tự chủ mà chủ yếu phụ thuộc vào y lệnh của bác sỹ; Còn thực hiện nhiệm vụ hành chính nhiều, thời gian chăm sóc người bệnh chưa đủ theo yêu cầu.

Bên cạnh đó, năng lực giao tiếp ứng xử, tin học và ngoại ngữ của đội ngũ điều dưỡng cũng còn hạn chế làm ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh, ảnh hưởng tới sự tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến cũng như hội nhập khu vực và quốc tế...

Đầu tư cho nhân lực y tế, đặc biệt là cho điều dưỡng và hộ sinh là một trong những sự đầu tư đúng đắn nhất mà một quốc gia có thể thực hiện. Việc củng cố vị thế của điều dưỡng và hộ sinh là rất quan trọng.

“Khi các điều dưỡng và hộ sinh được đào tạo bài bản, được trao quyền và hỗ trợ, họ sẽ góp phần đáng kể vào việc cứu sống tính mạng con người, cứu sống các bà mẹ, trẻ sơ sinh, cũng như cải thiện được kinh tế và xã hội của cả quốc gia. Đây là một chiến lược chi phí hiệu quả về y tế” - bà Mandeep K.O’Bien, Quyền trưởng đại diện Quỹ dân số Liên Hợp quốc tại Việt Nam nhấn mạnh tại hội nghị.

Ngày 12-4-2013, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã ký Quyết định số 1215/QĐ-BYT ban hành Chương trình hành động Quốc gia tăng cường công tác điều dưỡng, hộ sinh giai đoạn từ năm 2013 đến 2020.

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, cho biết: Chương trình sẽ tập trung vào 5 mục tiêu chính: tăng cường chất lượng dịch vụ điều dưỡng, hộ sinh; hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm tính tự chủ, độc lập và vị thế của nghề điều dưỡng, hộ sinh; tăng cường nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh; củng cố hệ thống quản lý; tăng cường vai trò của Hội điều dưỡng, hộ sinh trong tư vấn, thẩm định, xây dựng và giám sát các chính sách, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này…

Lan Nguyễn


Ngôi nhà độc nhất vô nhị trên dòng sông Drina ở Serbia, với không gian sống vô cùng độc đáo là ngôi nhà đã được ấp ủ gần 40 năm để xây dựng.

Gần 40 năm ấp ủ giấc mơ được sống trên dòng sông Drina, ông Milija Mandic đã hoàn thiện được căn nhà mà ông đã từng mơ ước. Đó là ngôi nhà gỗ nhỏ trên một tảng đá nhô lên ở giữa dòng sông Drina, gần thị trấn Bajina Basta.

Nguồn: infonet.vn

Link: http://infonet.vn/Xa-hoi/Thieu-dieu-duong-vien-tinh-mang-benh-nhan-bi-de-doa/85278.info

No comments:

Post a Comment