Sunday, June 16, 2013

Góp ý Đề án chiến lược phát triển tổ chức Công đoàn tỉnh

 Chiều 15.6, tại TP.Hạ Long, LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị thẩm định “Đề án chiến lược phát triển tổ chức Công đoàn Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030”. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Văn Ngàng và Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Đỗ Thị Hoàng chủ trì hội nghị. 

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Văn Ngàng phát biểu tại hội nghị.

Các đại biểu tập trung tham gia ý kiến đóng góp một số vấn đề cơ bản như: tình hình, thực trạng CNLĐ của Quảng Ninh; phát huy vai trò của tổ chức công đoàn tham gia phát triển đội ngũ CNVCLĐ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng QN thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2020, tầm nhìn năm 2030; bảo vệ và quyền lợi ích người lao động; vận động, tuyên truyền, giáo dục CNVCLĐ trong việc xây dựng Đảng, chính quyền, nhà nước...

Phát biểu tại buổi thẩm định, đồng chí Nguyễn Văn Ngàng – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam – biểu dương tinh thần tích cực tham gia xây dựng đề án của các cán bộ công đoàn tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, đề nghị Đề án cần đặt ra lộ trình cụ thể công việc phải làm cho từng giai đoạn; tiếp thu ý kiến của các đại biểu để hoàn thành việc chỉnh sửa đề án trước đại hội XI Công đoàn Việt Nam.

Bà Đỗ Thị Hoàng – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh – yêu cầu, Đề án cần xây dựng các mô hình phối kết hợp giữa các đội ngũ công – nông... để tập hợp, xây dựng đội ngũ CNVCLĐ. Mục tiêu của Đề án phải tập trung vào đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động và hiệu quả của công tác công đoàn; mở rộng, phát triển, tập hợp đội ngũ CNVCLĐ trong tổ chức công đoàn; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, phát huy vai trò của CNVCLĐ trong xây dựng phát triển đơn vị, đất nước; tham gia xây dựng chính quyền, xây dựng Đảng, xây dựng đất nước và phản biện xã hội...


Nguồn: laodong.com.vn

Link: http://laodong.com.vn/cong-doan/gop-y-de-an-chien-luoc-phat-trien-to-chuc-cong-doan-tinh/121839.bld

Khảo sát các địa điểm thi đấu

 Sau khi kết thúc chuyến công tác tại tỉnh Nam Định, hôm qua đoàn công tác của Bộ VH,TT&DL và Tổng cục TDTT do Thứ trưởng Lê Khánh Hải dẫn đầu đã tiếp tục có chuyến công tác kiểm tra các công trình phục vụ Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII năm 2014 tại tỉnh Thái Bình và tỉnh Hà Nam. 

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Lê Khánh Hải làm việc tại tỉnh Thái Bình

Theo sự phân công, tại Thái Bình sẽ tổ chức 4 môn thi đấu của Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII năm 2014, gồm Bóng chuyền, Vật, Karatedo và Cầu lông. Tại đây, đoàn đã đến thăm quan và kiểm tra các công trình như NTĐ đa năng đang được xây dựng mới. NTĐ đa năng này dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 4 năm 2014 với 4950 chỗ ngồi để kịp thời phục vụ cho Đại hội TDTT toàn quốc vào tháng 11 năm 2014. Tại đây, dự kiến sẽ tổ chức môn Bóng chuyền của bảng B.

Tiếp theo đoàn cũng đến Trung tâm VHTT Thanh thiếu niên Thái Bình, nơi dự kiến sẽ tổ chức môn Vật. Ngoài ra, đoàn cũng đã kiểm tra các công trình khác như Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên phường Hoàng Diệu - dự kiến tổ chức môn Cầu lông và Trung tâm huấn luyện TDTT tỉnh Thái Bình - dự kiến sẽ tổ chức môn Karatedo.

Tiếp theo, đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Thái Bình, tiếp đoàn là Phó chủ tịch Cao Thị Hải. Tại buổi làm việc, đoàn đã nghe báo cáo của UBND, Sở VH,TT&DL tỉnh Thái Bình về việc triển khai Nghị quyết số 08- NQ/TW của Bộ chính trị, Nghị quyết số 16/QG-CP của Chính phủ và Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020; công tác tổ chức đại hội thể thao các cấp và công tác chuẩn bị cho Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII năm 2014 tại tỉnh Thái Bình.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Lê Khánh Hải đã đánh giá cao Thái Bình đã thực hiện tốt các nhiệm vụ của việc triển khai thực hiện nghị quyết 08- NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 16/QG-CP của Chính phủ và Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020, cũng như đang gấp rút hoàn thành những công trình và cơ sở vật chất để phục vụ cho Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII. Thứ trưởng đề nghị các lãnh đạo ban ngành cần phối hợp nhịp nhàng và giải quyết những công việc được giao nhanh chóng để tổ chức tốt một kỳ Đại hội thành công tốt đẹp.

Tại Hà Nam, cũng sẽ tổ chức 4 môn thi đấu của Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII năm 2014, gồm: Bóng đá nữ, Futsal, Teakwondo và Đá cầu chinh. Tại đây, đoàn công tác của Bộ VH,TT&DL và Tổng cục TDTT cũng đã đi thăm quan và kiểm tra các công trình phục vụ cho thi đấu ở Đại hội TDTT các cấp cũng như Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII năm 2014 như NTĐ đa năng 5000 chỗ ngồi đang được xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 5 năm 2014 để kịp phục vụ cho Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII, và những công trình khác phục vụ cho các VĐV thi đấu tại Đại hội như NTĐ Hà Nam.

Tại cuộc họp với UBND tỉnh Hà Nam, Thứ trưởng Lê Khánh Hải cùng các đại biểu trong đoàn đã nghe báo cáo của ông Mai Tiến Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Sở VH,TT&DL tỉnh Hà Nam về việc triển khai thực hiện nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 16/QG-CP của Chính phủ và Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020 của Hà Nam, cũng như các công tác chuẩn bị cho Đại hội TDTT các cấp và Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII của Hà Nam. Thứ trưởng cùng đoàn công tác đã đánh giá cao công tác chuẩn bị cho Đại hội TDTT các cấp và Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII năm 2014 cũng như đã triển khai tốt nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 16/QG-CP của Chính phủ. Thay mặt lãnh đạo Bộ VHTT&DL, Thứ trưởng Lê Khánh Hải chúc tỉnh Hà Nam sẽ đạt được những thành công cao nhất tại Đại hội TDTT các cấp được tổ chức vào cuối năm nay và Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII vào tháng 11 năm 2014.

Như vậy, sau 2 ngày công tác tại 3 tỉnh Nam Định, Thái Bình và Hà Nam, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Lê Khánh Hải cùng Tổng cục trưởng TC TDTT Vương Bích Thắng và đoàn công tác đã kết thúc chuyến đi kiểm tra, thị sát các công trình phục vụ cho Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII năm 2014.

 Bảo Châu (thethaovietnam.vn) 


Nguồn: thethaovietnam.vn

Link: http://thethaovietnam.vn/the-thao-viet-nam/cac-mon-khac/201306/doan-cong-tac-bo-vhttampdl-thi-sat-cac-cong-trinh-phuc-vu-dai-hoi-tdtt-toan-quoc-lan-thu-7-2014-tai-thai-binh-va-ha-nam-khao-sat-cac-dia-diem-thi-dau-311051/

Giải chạy Báo Hànôịmới mở rộng lần thứ 40 chính thức khởi động

 (HNMO)- Sáng nay (16-6), tại Cung Thể thao Quần Ngựa (Hà Nội) đã diễn ra lễ phát động giải chạy báo Hànôịmới mở rộng lần thứ 40- Vì hòa bình năm 2013. 

  

Quang cảnh Lễ phát động


Giải chạy Báo Hànôịmới ra đời năm 1973 theo sáng kiến của Báo Hànôịmới và Sở Thể dục Thể thao Hà Nội (nay là Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch Hà Nội). Lễ phát động năm nay đã thu hút 5.400 cán bộ, công nhân viên chức, chiến sĩ và sinh viên, học sinh thuộc hơn 55 đơn vị trên địa bàn quận Ba Đình tham gia chạy hưởng ứng và kiểm tra. Đây là lần thứ 7 quận Ba Đình đăng cai tổ chức lễ phát động Giải chạy Báo Hànôịmới mở rộng – Vì hòa bình.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Tô Quang Phán, Tổng biên tập Báo Hànôịmới nhấn mạnh: “Phát triển cùng Thủ đô và đất nước, Giải chạy Báo Hànôịmới đã trở thành phong trào quần chúng rộng rãi, có tác động tích cực tới đời sống văn hóa, tinh thần của người dân Hà Nội và được nhiều tỉnh, thành học tập”.

Trong suốt 40 năm qua, Giải đã tập hợp được đông đảo quần chúng, đặc biệt là tầng lớp thanh niên tham gia và từng bước phát triển cả về quy mô, lẫn chất lượng. Cũng từ Giải chạy Báo Hànôịmới, nhiều lớp vận động viên (VĐV) đã trưởng thành, nhiều tài năng trẻ được phát hiện bổ sung cho thể thao đỉnh cao của Thủ đô và cả nước. Trong đó, không ít VĐV đã lập nhiều kỷ lục quốc gia, đạt nhiều thành tích tại các cuộc thi quốc tế tầm khu vực và châu lục, ghi danh thể thao Việt Nam trên trường quốc tế. Đặc biệt, Giải chạy Báo Hànôịmới ngày càng thu hút nhiều cơ quan ngoại giao, đại sứ quán, bạn bè quốc tế đang công tác, học tập và làm việc tại Việt Nam tham gia chạy vì hòa bình.

Ông Tô Quang Phán, Tổng Biên tập Báo Hànôịmới phát động Giải.


40 năm là mốc son đánh dấu Giải chạy Báo Hànôịmới trở thành một trong những giải điền kinh giàu truyền thống nhất và vẫn đang đà phát triển sung sức. Năm nay, giải chạy Báo Hànôịmới mở rộng lần thứ 40- Vì hòa bình được đưa vào chương trình thi đấu Đại hội TDTT Thủ đô lần thứ VIII năm 2013 và chắc chắn sẽ có thêm những thành tích mới được lập ở kỳ giải này.

Sau Lễ phát động, diễn ra các cuộc thi đấu kiểm tra tại cơ sở (kéo dài đến đầu tháng 9/2013); thi chung kết cấp quận, huyện, thị xã (chậm nhất là vào ngày 15-9-2013). Chỉ tiêu người tham gia chạy phong trào cấp cơ sở đã được giao cho 29 quận, huyện, thị xã với 108.700 học sinh, sinh viên thuộc 610 trường THCS, THPT, ĐH, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp; 45.500 cán bộ nhân dân lao động và chiến sỹ thuộc 612 phường, xã, thị trấn, đơn vị cơ sở lao động sản xuất và đơn vị vũ trang.

Lãnh đạo trung ương và TP Hà Nội tham gia chạy hưởng ứng.


Dự kiến, cuộc thi chung kết sẽ diễn ra vào ngày 6-10-2013, thu hút hơn 2.000 VĐV. Với quy mô như trên, giải chạy Báo Hànôịmới sẽ tiếp tục là một trong các giải chạy phong trào lớn nhất cả nước.

Giải chạy Báo Hànôịmới mở rộng lần thứ 40 - Vì hòa bình tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Nhà tài trợ kim cương là Công ty TNHH Dược phẩm Hisamitsu Việt Nam.

Đại diện Công ty TNHH Dược phẩm Hisamitsu Việt Nam phát biểu tại lễ phát động.


Năm 2012, Giải chạy Báo Hànôịmới mở rộng lần thứ 39 - Vì hòa bình đã thành công tốt đẹp. Giải đã lập kỷ lục về số người chạy kiểm tra cũng như thi chung kết ở cả nội dung phong trào lẫn nâng cao với 269.603 người thuộc 1.457 đơn vị chạy kiểm tra tiêu chuẩn phổ thông, vượt chỉ tiêu thành phố giao là 128.103 người và 297 đơn vị. Trong ngày thi chung kết, gần 2.000 VĐV đã góp mặt, trong đó có hơn 100 VĐV cấp đội tuyển thuộc 28 tỉnh, thành, ngành.

  Dưới đây là một số hình ảnh về lễ phát động sáng 16-6:  


Nguồn: hanoimoi.com.vn

Link: http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/The-thao/594296/giai-chay-bao-hanoimoi-mo-rong-lan-thu-40-chinh-thuc-khoi-dong

Hội nghị G8 tập trung chống trốn thuế và nghèo đói

 Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước công nghiệp phát triển G8 sẽ khai mạc vào ngày mai (17/6) tại Bắc Irelanf. Trước thềm hội nghị Thủ tướng Anh David Cameron cho biết thuế và nghèo đói sẽ là trọng tâm trong chương trình nghị sự của hội nghị. 

 
 

Theo thủ tướng Anh Cameron trốn thuế đã trở thành một vấn đề chính trị lớn ở một số nước phương Tây. Hội nghị G8 lần này cần giải quyết vấn đề tránh thuế và trốn thuế. Muốn thực hiện được điều này, cần phải có cơ chế trao đổi thông tin nhiều hơn và hiệu quả hơn.

 Thủ tướng Anh David Cameron (Ảnh: VNE) 

Một vấn đề quan trọng khác được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của hội nghị là chống nghèo đói. Đây là vấn đề khiến nhiều người đã tập trung bên ngoài nơi diễn ra hội nghị kêu gọi các nhà lãnh đạo G8 có biện pháp giải quyết. Những người biểu tình cho rằng các hội nghị G8 trước đây đã hứa hẹn nhiều nhưng chưa có hành động cụ thể.

Theo Thủ tướng Cameron thuế và nghèo đói là hai vấn đề liên quan đến nhau. Nếu các công ty và những người giầu có trả đủ tiền thuế, số tiền đó sẽ được dùng để giải quyết nạn đói tại các nước đang phát triển.

Lan Anh


Nguồn: vtv.vn

Link: http://vtv.vn/kinh-te/hoi-nghi-g8-tap-trung-chong-tron-thue-va-ngheo-doi/72591.vtv

Mít tinh hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết

 Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại lễ phát động "Ngày ASEAN phòng chống SXH. Ảnh: Trần Minh. 

 

 Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại lễ phát động "Ngày ASEAN phòng chống SXH. Ảnh: Trần Minh.  

Sáng 15/6,   tại Hà Nội, hơn 1.000 đại biểu đến từ các nước ASEAN, các tổ chức quốc tế, các đơn vị và quần chúng nhân dân đã tham gia buổi míttinh hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết   (SXH) cấp khu vực lần thứ 3 do Bộ Y tế tổ chức. 

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, SXH là một trong những bệnh do muỗi truyền có tốc độ lây lan nhanh nhất trên thế giới. Đây là một trong những vấn đề y tế công cộng được quan tâm hàng đầu tại các nước đang và chậm phát triển, đặc biệt tại các nước trong khu vực ASEAN.

Tại Việt Nam, từ năm 1998, chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống SXH đã đạt được những thành quả to lớn, giảm đáng kể số mắc và tử vong hàng năm so với giai đoạn trước. Tuy nhiên, đến nay, mỗi năm nước ta vẫn có khoảng 50.000-100.000 người mắc và gần 100 người tử vong do SXH. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, tại Việt Nam, bệnh SXH hiện lưu hành ở 3/4 các tỉnh, thành phố, cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và mọi người dân tham gia hoạt động phòng chống SXH.

 Diễu hành tại một số tuyến phố ở Hà Nội nhằm cổ động tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng trong phòng chống bệnh SXH. Ảnh: Trần Minh.  

Trên thế giới, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 50-100 triệu người mắc bệnh và khoảng 20.000 người tử vong do SXH. Bệnh đang lưu hành ở trên 100 quốc gia, với khoảng 2,5 tỷ người sống trong vùng nguy cơ mắc SXH, trong đó khoảng 1,8 tỷ người (70%) sống tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nhằm nâng cao ý thức cộng đồng và tăng cường sự hợp tác của các quốc gia trong phòng chống bệnh SXH, Tổ chức ASEAN và WHO cùng 10 nước thành viên ASEAN đã thống nhất chọn ngày 15/6 hàng năm là “Ngày ASEAN phòng chống SXH”.

 Triền khai chiến dịch diệt bọ gậy, vệ sinh môi trường tại phường Nguyễn Du, Hà Nội. Ảnh: Trần Minh.  

Tại lễ phát động “Ngày ASEAN phòng chống SXH”, các đại biểu đã cùng tham gia buổi diễu hành trên nhiều tuyến phố tại Hà Nội nhằm kêu gọi sự hợp tác giữa các nước ASEAN cũng như tuyên truyền cho người dân trong công tác phòng chống sốt xuất huyết. Sau lễ phát động cấp quốc gia, khu vực, lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát động tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng, bọ gậy tại các địa phương trong tháng 6.

 Tin, ảnh:  Hạ Hiền - Trần Minh 


Nguồn: suckhoedoisong.vn

Link: http://suckhoedoisong.vn/20130615035544127p0c61/mit-tinh-huong-ung-ngay-asean-phong-chong-sot-xuat-huyet.htm

Thứ trưởng Lê Khánh Hải làm việc tại Nam Định

 Ngày 14/6, đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, do thứ trưởng Lê Khánh Hải dẫn đầu đã có chuyến công tác, thị sát các công trình phục vụ cho Đại hội Thể dục thể thao các cấp và Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014, cũng như triển khai thực hiện nghị quyết 08-CT/TW của Bộ chính trị tại Thành phố Nam Định. 

Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, ông Vương Bích Thắng cùng một số cán bộ phòng ban chức năng của Tổng cục TDTT cũng tham gia đợt thị sát này. Trong chương trình làm việc buổi sáng, sau khi nghe giám đốc Sở VH,TT&DL tỉnh Nam Định, ông Đỗ Thanh Xuân báo cáo công tác chuẩn bị cho Đại hội TDTT, những thuận lợi và khó khăn còn tồn đọng tại địa phương cũng như phương án giải quyết... đoàn công tác đã thị sát một số địa điểm chính tổ chức Đại hội. Điểm dừng chân đầu tiên của đoàn là công trình Nhà thi đấu Đa năng tỉnh Nam Định với sức chứa 4000 khán giả. Đây là nhà thi đấu dự kiến tổ chức Lễ Bế mạc của Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014. Tại đây, Thứ trưởng Lê Khánh Hải cùng Tổng cục trưởng Vương Bích Thắng đã xuống tận công trường đang xây dựng để thị sát, động viên các công nhân tích cực làm việc, đảm bảo an toàn lao động để hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Công trình Nhà thi đấu Đa năng tỉnh Nam Định được khởi công vào ngày 01/1/2013 và dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào ngày 30/4/2014. Tiếp đó, đoàn đã đến Làng sinh viên mới được xây dựng để kiểm tra chất lượng cơ sở vật chất nơi đây. Trước khi kết thúc buổi làm việc sáng qua, đoàn đã có dịp thị sát SVĐ Thiên Trường, địa điểm dự kiến sẽ là nơi tổ chức Lễ Khai mạc của Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII năm 2014.

Buổi chiều, đoàn công tác đã có buổi làm việc với đại diện UBND Tỉnh Nam Định. Theo báo cáo, công tác chuẩn bị cho đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII đã và đang được Tỉnh triển khai theo đúng quy trình, tiến độ. Hiện tại, Ban chỉ đạo Ban tổ chức Đại hội cũng đã được thành lập, đặc biệt UBND Tỉnh đã dự thảo kế hoạch chuẩn bị tổ chức Đại hội và phân công nhiệm vụ đến từng đơn vị chức năng. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện nghị quyết 08- CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT của tỉnh Nam Định đến năm 2020 cũng được Tỉnh chú trọng và đẩy mạnh.

Sau khi nghe báo cáo, Thứ trưởng Lê Khánh Hải đã đánh giá cao những kết quả mà Tỉnh Nam Định đã thực hiện được trong thời gian qua, đặc biệt là việc địa phương gấp rút hoàn thành những công trình và cơ sở vật chất phục vụ cho Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014. Thứ trưởng đề nghị các lãnh đạo ban ngành cần phối hợp nhịp nhàng và nhanh chóng giải quyết những công việc được giao để tổ chức một kỳ Đại hội thành công tốt đẹp, gây được tiếng vang cho Nam Định với cả nước.

Theo Quyết định số 1142/QĐ-BVHTTDL ngày 26- 3-2013 về việc ban hành điều lệ Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII-2014, Đại hội sẽ có 36 môn thi đấu và được chia thành 2 giai đoạn, VCK được tiến hành vào tháng 11-2014. Lễ khai mạc Đại hội sẽ được tổ chức trên SVĐ Thiên Trường. Lễ bế mạc tổ chức tại NTĐ đa năng.

Để chuẩn bị cho việc tổ chức các môn thi đấu trong Đại hội, Tỉnh Nam Định đang tích cực sửa chữa, xây mới các công trình thể thao với tổng kinh phí dự kiến trên 1000 tỷ đồng.

 Bảo Châu (thethaovietnam.vn) 


Nguồn: thethaovietnam.vn

Link: http://thethaovietnam.vn/the-thao-viet-nam/cac-mon-khac/201306/doan-cong-tac-bo-vhttampdl-thi-sat-cac-cong-trinh-phuc-vu-dai-hoi-tdtt-toan-quoc-lan-vii-thu-truong-le-khanh-hai-lam-viec-tai-nam-dinh-311073/

Hội Người Hà Nội ở Đức kỷ niệm 3 năm thành lập

 Tối 15/6, tại Trung tâm Thương mại Đồng Xuân ở Berlin, Hội Người Hà Nội tại Cộng hòa Liên bang Đức đã tổ chức một cuộc gặp gỡ thân mật để kỷ niệm 3 năm ngày thành lập. 

Chủ tịch Hội Người Hà Nội tại Đức Nguyễn Xuân Hùng cảm ơn phát biểu của Bí thư thứ Nhất Đại sứ quán VN tại Đức Nguyễn Thị Bích Thảo. (Ảnh: Văn Long/Vietnam+)


Tham dự cuộc gặp gỡ có bà Nguyễn Thị Bích Thảo, Bí thư thứ nhất, Thường trực bộ phận công tác cộng đồng Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức, ông Nguyễn Văn Hiền, Giám đốc Trung tâm Thương mại Đồng Xuân, đại diện nhiều hội đoàn người Việt tại Đức và đông đảo hội viên cũng như những người yêu Hà Nội.
Phát biểu tại cuộc gặp gỡ, ông Nguyễn Xuân Hùng, Chủ tịch Hội chỉ điểm qua một số sự kiện mà Hội đã làm được để đóng góp vào sinh hoạt cộng đồng của người Việt tại Đức, nhưng nhấn mạnh tới phong cách sinh hoạt của Hội, khiến cho các sự kiện mà Hội tổ chức ngày càng thu hút được đông đảo mọi người tham gia.
Bí thư thứ nhất Nguyễn Thị Bích Thảo phát biểu, đánh giá cao các hoạt động của Hội Người Hà Nội góp phần làm phong phú thêm sinh hoạt cộng đồng, tăng cường đoàn kết giữa các hội đoàn.
Nhân dịp này, Thường trực bộ phận công tác cộng đồng Đại sứ quán cũng thông báo về một số hoạt động cộng đồng thời gian tới như tổ chức giao lưu, gặp gỡ giữa doanh nghiệp ngoài nước và trong nước, tổ chức trại hè ở trong nước cho con em người Việt ở nước ngoài, tổ chức Lễ hội văn hóa châu Á do Việt Nam tổ chức vào đầu tháng Tám tới ở Potsdam, cũng như cuộc thi tiếng hát truyền hình Sao Mai lần đầu tiên sẽ được tổ chức thêm ở châu Âu, mà cụ thể là vòng bán kết và chung kết khu vực châu Âu sẽ được tổ chức ở Berlin.
Trong 3 năm qua, Hội Người Hà Nội tại Cộng hòa Liên bang Đức đã tổ chức được nhiều sự kiện gây tiếng vang trong cộng đồng như Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, quyên góp tiền giúp đỡ trẻ em trong nước bị tật nguyền, là nạn nhân của chất độc da cam/dioxin, tổ chức đêm ca nhạc "Nhớ mùa Thu Hà Nội", tổ chức giao lưu với lãnh đạo thành phố Hà Nội sang thăm Đức…


 (Các nghệ sỹ "không chuyên" hát say sưa các bài hát về Hà Nội. Ảnh: Văn Long/Vietnam+)
 


Trong phần văn nghệ, những người tham dự cuộc gặp gỡ đã được nghe nhiều bài hát rất hay về Hà Nội, nói lên tình yêu mãnh liệt đối với Hà Nội và cảm xúc của những người con xa Hà Nội do những ca sĩ nghiệp dư người Hà Nội, hoặc những người yêu Hà Nội trong cộng đồng trình diễn. Có lẽ trên thế giới, hiếm có một thủ đô quốc gia nào có nhiều bài hát ngợi ca như Hà Nội.
Trong phần ẩm thực, những người tham dự cũng được thưởng thức những món ăn mang hương vị Hà Nội./.

Văn Long/Berlin (Vietnam+)


Nguồn: www.vietnamplus.vn

Link: http://www.vietnamplus.vn/home/hoi-nguoi-ha-noi-o-duc-ky-niem-3-nam-thanh-lap/20136/202393.vnplus

Cận cảnh những công trình phi pháp của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa

 (Soha.vn) - Cảng biển, sân bay và hàng loạt các công trình kiên cố được Trung Quốc ngang nhiên xây dựng phi pháp ở đảo Phú Lâm (nằm trong quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam) cho thấy tham vọng bá quyền của họ ở Biển Đông. 

Toàn cảnh đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) hiện đang bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép. Trung Quốc đã ngang nhiên xây dựng trên đảo một sân bay có thể đón cả các máy bay thương mại cỡ lớn như Boeing 737 và các máy bay quân sự.

Một góc đảo Phú Lâm, Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng
trái phép và xây dựng rất nhiều công trình kiên cố, quy mô lớn.

Kè biển do Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa.

Một bức ảnh chụp ngày 20/5/2013 cho thấy cảng biển mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm.

Trụ sở hành chính của cái gọi là "thành phố Tam Sa", một địa danh phi pháp mà Trung Quốc mới đặt ra hồi tháng 7/2012 trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam.

Ngày 25/8/2012, Tân Hoa Xã khai trương văn phòng tại Phú Lâm, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Mục đích của việc làm này không gì khác là để tăng cường đưa tin bóp méo sự thật về Biển Đông, nhằm đánh lạc hướng dư luận quốc tế.

Trại giam do Trung Quốc thiết lập trái phép trên trên đảo Phú Lâm thuộc chủ quyền Việt Nam.

Sau khi đổ quân chiếm đóng trái phép đảo Phú Lâm, Trung Quốc đã liên tục xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá và đưa dân ra đây sinh sống nhằm phục vụ âm mưu thôn tính. Bức ảnh chụp ngày 21/5/2013 cho thấy một góc đường mà Trung Quốc đã xây dựng ở Phú Lâm.

Với tham vọng bá quyền, Trung Quốc muốn biến Phú Lâm thành một trung tâm kinh tế và căn cứ quân sự để làm bàn đạp vươn ra thôn tính Biển Đông. Trong ảnh là kế hoạch xây dựng phi pháp mà Trung Quốc đang âm mưu tiến hành ở Phú Lâm.


Nguồn: soha.vn

Link: http://soha.vn/quoc-te/can-canh-nhung-cong-trinh-phi-phap-cua-trung-quoc-tren-dao-phu-lam-hoang-sa-20130616071349916.htm

Kêu gọi các nước ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết

 (PL)- Sáng 15-6 tại Hà Nội, khoảng 1.000 đại biểu đến từ các nước ASEAN, các tổ chức quốc tế, các đơn vị và người dân đã tham gia mít-tinh hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết” do Bộ Y tế tổ chức. 

Tại buổi mít-tinh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kêu gọi sự hợp tác giữa các nước ASEAN trong phòng, chống sốt xuất huyết. Đồng thời, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng, bọ gậy trong tháng 6 này.

Tại Việt Nam, dịch sốt xuất huyết lưu hành ở 3/4 các tỉnh, TP. Sốt xuất huyết vẫn là nguyên nhân làm cho khoảng 100.000 trường hợp phải nhập viện, trong đó gần 100 trường hợp tử vong mỗi năm, đặc biệt là trẻ em.

 HUY HÀ 


Nguồn: phapluattp.vn

Link: http://phapluattp.vn/20130615113054825p0c1013/keu-goi-cac-nuoc-asean-phong-chong-sot-xuat-huyet.htm

Hòa thượng Thích Quảng Đức và lá đơn bị bác

 TP - Nửa thế kỷ đã trôi qua từ ngày Hòa thượng Thích Quảng Đức vị pháp vong thân vì một xã hội từ bi bác ái bình đẳng và giàu văn hóa.
Hình ảnh sư Thích Quảng Đức của phóng viên ảnh Malcolm Browne. 

Hình ảnh sư Thích Quảng Đức của phóng viên ảnh Malcolm Browne.

Tuần vừa rồi một hội thảo khoa học 50 năm về phong trào đấu tranh Phật giáo được tổ chức đúng vào ngày hòa thượng viên tịch. Nhiều nhà nghiên cứu, và các vị cao tăng ni đã cùng có mặt để hồi tưởng về bậc trưởng thượng đã vinh danh cho Phật pháp Việt Nam trong thời hiện đại.

 Vị cao tăng ẩn dật đưa đơn  

Hòa thượng Thích Quảng Đức là một vị cao tăng ẩn dật, ít người biết đến tên ông. Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Phó pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một trong số nhân chứng hiếm hoi còn lại kể với phóng viên Tiền Phong: “Trong những ngày đấu tranh căng thẳng giữa Phật giáo với chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm, một hôm tôi đại diện cho giáo hội tiếp một vị hòa thượng tới gặp. Vị này đưa ra một lá đơn. Tôi đọc mới biết hòa thượng muốn được tự thiêu để bảo vệ Phật pháp và hòa bình. Đó cũng là lần đầu tiên tôi gặp hòa thượng Thích Quảng Đức”.

Hòa thượng sinh năm 1897 tại xã Vạn Khánh, Vạn Ninh, Khánh Hòa, con của các cụ Lâm Hữu Ứng và Nguyễn Thị Nương. Tên ở nhà của sư là Lâm Văn Tuất. Sau đó, sư được cậu ruột nhận làm con nuôi nên đổi tên họ thành Nguyễn Văn Khiết.

7 tuổi người đã được gia đình cho xuất gia. Năm 20 tuổi sư được thọ giới Tỳ Kheo được ban pháp danh Thị Thủy, pháp tự Hạnh Pháp, pháp hiệu Quảng Đức.

Sư lên một ngọn núi ở Ninh Hòa nhập thất ba năm ròng, sau lập ở núi này một chùa đặt tên Thiên Lộc tự. Sư xuống núi vân du khất thực 2 năm ròng rồi mới vào chùa nghiền ngẫm thêm kinh sách.

Năm 1932, Hội An Nam Phật học ra đời, đại lão hòa thượng Hải Đức đã tìm đến tận thất để mời sư nhận chức Chứng minh đạo sư cho chi hội Khánh Hòa.

Bấy giờ trong thời đạo Phật bị chính quyền thực dân Pháp coi rẻ và đàn áp, thời gian sư ở miền Trung đã đi tu sửa xây dựng được 14 ngôi chùa, góp phần không nhỏ trong công cuộc chấn hưng Phật giáo. Sư cũng mấy năm qua tới Campuchia và Lào để mở mang chùa chiền, sưu tầm kinh sách. Riêng Campuchia sư ở lại tới ba năm.

Năm 1953, khi phong trào chấn hưng Phật giáo lại được đẩy mạnh, sư được mời giữ chức Phó trị sự và Trưởng ban nghi lễ Giáo hội Tăng già Nam Việt đồng thời chủ trì chùa Phước Hòa ở Sài Gòn – trụ sở đầu tiên của Hội Phật học Nam Việt. Tuy nhiên, năm 1958 hòa thượng đã xin từ nhiệm công việc rường cột của giáo hội để tập trung vào việc tu niệm.

 Lá đơn không được chấp thuận  

Năm 1963, khi phong trào đấu tranh Phật giáo lên tới đỉnh điểm, hòa thượng Quảng Đức 66 tuổi, là một trong những vị trưởng lão khả kính bậc nhất, mặc dù ẩn dật. Khi tiếp nhận lá đơn xin tự thiêu của hòa thượng, sư Đức Nghiệp kể: “Tôi cúi đầu cảm tạ hòa thượng và hứa sẽ đưa đơn lên cho toàn bộ lãnh đạo giáo hội xem xét”. Nhận được lá đơn, các vị cao tăng đều sửng sốt và cảm động, bởi công đức và vị trí của hòa thượng Quảng Đức trong lòng mọi người rất lớn.

Vài ngày sau đó, vị Trị sự trưởng của Giáo hội Tăng già là thượng tọa Thích Tâm Giác đã viết một lá thư cám ơn ý nguyện của hòa thượng Quảng Đức, đồng thời thẳng thừng từ chối nguyện vọng tự thiêu của Hòa thượng Quảng Đức.

Bức thư từ chối nguyện vọng của sư, có đoạn viết: “Giáo hội rất cảm thông trước ý chí cao đẹp ấy. Nhưng trên nguyên tắc Pháp lý (Luật Phật đã định cũng như Luật Pháp thế gian) Giáo Hội không thể chấp nhận điều thiện nguyện thiêu đốt thân xác của Đại đức được. Vậy xin Đại đức hoan hỷ và cầu chúc Đại đức vô biên an lạc. Trân trọng kính chào Đại đức. Thượng tọa Thích Tâm Giác ký tên”.

Nhẽ ra nhận được thư ấy, hòa thượng nên quay lại thất để tu hành. Song, theo sư Đức Nghiệp kể lại với chúng tôi: “Hòa thượng vẫn giữ nguyện vọng cúng dường thân xác để bảo vệ tăng ni, nên ngài trú nhờ tại một ngôi chùa, tụng niệm kinh Pháp Hoa bất chấp mọi lời bàn tán ra vào”. Chính hành động quả quyết của hòa thượng khiến người ta phải suy ngẫm kỹ về lá đơn của hòa thượng.

“Đơn xin thiêu thân” của sư đề ngày 27/5/2013 có viết: “Hơn một thế kỷ nay, nhất là trong giai đoạn hiện tại, Phật giáo Việt Nam luôn nằm trong tình trạng hỗn mang, bi thảm đau thương: nào bị đàn áp, nào bị đối xử bất công, ngược đãi… Phật giáo đồ bị bức bách khuynh loát một cách trắng trợn, có nơi bị chôn sống, bị tù đày, có nơi bị cản trở ngăn cấm cả về hành đạo, tu tập, tụng niệm”.

Sư rất đau lòng trước cảnh ngộ bấy giờ, với nền chính trị thần quyền lấy tôn giáo để đàn áp tôn giáo của chính quyền Diệm – Nhu: “máu Phật tử đã chảy, xương thịt Phật tử đã nát tan trước họng súng bạo tàn của kẻ độc ác, vô nhân đạo” (Trích đơn). Cuối cùng, sư viết: “Xin quý Thượng tọa chấp thuận, chuyển tới toàn thể tín đồ lời ước nguyện cuối cùng của chúng tôi: “Phật tử chúng ta hãy tự nguyện tự giác, bền chí với sứ mạng duy trì Cánh pháp và bảo vệ lá cờ Phật giáo”.

 Thắp lên ngọn lửa hòa bình  

Sáng 11/6/2013, tại Khu du lịch Phương Nam tỉnh Bình Dương, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM đã khai mạc hội thảo khoa học với chủ đề “50 năm phong trào Phật giáo ở miền Nam (1963-2013) thu hút 50 tham luận và hơn 200 đại biểu tham dự. Hội thảo khoa học được tổ chức đúng ngày Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu.

PGS TS Võ Văn Sen - Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH &NVQG TPHCM trong diễn văn khai mạc hội thảo ôn lại: “Năm mươi năm trước , đúng ngày này, 11/6/1963, giữa lòng thành phố Sài Gòn đã diễn ra một sự kiện làm chấn động cả nước và làm xúc động hàng triệu triệu con người khắp thế giới này: Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự nguyện thiêu thân để bảo vệ Phật pháp và nhằm thức tỉnh chính quyền Ngô Đình Diệm”.

Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Phó pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam kể với chúng tôi sự việc dẫn đến sự thay đổi quyết định của giáo hội: “Một thời gian sau, chế độ bấy giờ tiếp tục gia tăng sự đàn áp với phong trào Phật giáo, nhiều người bị giết, bị cầm tù. Một nguồn tin cho chúng tôi biết chế độ Ngô Đình Diệm kiên quyết tiêu diệt phong trào đấu tranh của Phật giáo. Trước tình hình nguy cấp này, tất cả chúng tôi nhớ tới lá đơn của hòa thượng. Tôi được cử tới ngôi chùa hòa thượng đã nương trú. Tôi hỏi: Tình hình quá nguy cấp, chính quyền sắp đàn áp lớn. Hòa thượng còn giữ ý định cúng dường thân thể của mình không? Hòa thượng nghe xong, nói: Tôi vẫn giữ ý định của mình”.

Sư Đức Nghiệp dặn “Hòa thượng đêm nay không ra ngoài”, cắt cử mấy người bảo vệ cho hòa thượng, còn bản thân mình về lo việc chọn địa điểm, mua xăng, mời các nhà báo đến chứng kiến. “Các báo quốc gia hầu như không đưa tin phong trào đấu tranh nên chúng tôi quyết định mời các phóng viên nước ngoài” – sư Đức Nghiệp kể lại.

Sáng 11/6/1963 ngọn lửa vị pháp vong thân của hòa thượng Quảng Đức do chính nhà sư thắp lên, đã cháy rực bên ngoài Đại sứ quán Campuchia tại Sài Gòn. Hòa thượng đã tọa thiền trong ngọn lửa cháy rực. Khi lửa tàn, thay vì đổ gục người ra trước, nhà sư đã ngả người ra phía sau, như ngả mình trên một phiến đá nơi thâm sơn cùng cốc.

Ngọn lửa đấu tranh bất bạo động của sư Thích Quảng Đức đã “chiếu rọi” không chỉ ở Việt Nam mà khắp nhiều nơi trên thế giới. Riêng với Campuchia, ngay ngày 13/6 nước này đã có công hàm phản đối việc đàn áp Phật giáo. Chính phủ Campuchia đã cho rằng: “Chỉ có Hitler trước đây mới dám phạm những tội ác như vậy” (Dẫn theo tài liệu “Pháp nạn Phật giáo 1963, nguyên nhân bản chất và tiến trình - Nxb Hồng Đức 2013). Hàng loạt các nước có Phật giáo trên thế giới cùng lên tiếng bảo vệ Phật giáo Việt Nam như Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Trong “Lời nguyện tâm quyết” viết bằng chữ Nôm với chính thủ bút của hòa thượng Thích Quảng Đức, bốn điều tâm nguyện của ông, điều cuối cùng là “Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc”.

Tờ báo Le Monde đã bình luận trong số ra ngày 13/6/1963: “Trước hành động tự sát để đấu tranh, kẻ tàn bạo nhất cũng phải chùn bước”.

Tờ báo Le Monde đã bình luận trong số ra ngày 13/6/1963: “Trước hành động tự sát để đấu tranh, kẻ tàn bạo nhất cũng phải chùn bước”.

Trần Nguyễn Anh


Nguồn: www.tienphong.vn

Link: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/632185/hoa-thuong-thich-quang-duc-va-la-don-bi-bac-tpp.html

Nhân Đảng đoàn MTTQ Việt Nam tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết TƯ 5 (khóa VIII): Xây dựng môi trường văn hóa từ những cuộc vận động là chưa đủ

 Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, các cuộc vận động về văn hóa giao thông, thậm chí việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vẫn chưa "thấm đến nhân dân” như nó cần phải đạt đến. 


  

 Hội làng 

 Ảnh: Quốc Anh 

Điều này chứng tỏ công tác chuẩn bị chưa đạt yêu cầu, cấp thành phố, quận, huyện được tuyên truyền nhiều hơn nhưng số lượng giảm dần xuống cơ sở, trong khi yêu cầu phải quán triệt là phải để mọi người dân nắm được những thông tin đầy đủ nhất mới mong hoạt động có hiệu quả. Theo điều tra, chỉ có 39,8% người dân Hà Nội được hỏi về phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” biết tương đối rõ về chủ trương, mục tiêu, ý nghĩa của phong trào, còn tiêu chí cụ thể thì không nắm được. Việc tiếp nhận các nội dung tuyên truyền cũng giảm dần từ nội thành ra ngoại thành (ngoại thành là 25,9%, xa ngoại thành là 23,6%).

Từ trong lịch sử, vấn đề xây dựng gia đình và các quan hệ của cộng đồng dân cư (giáp, phường, gia tộc, làng, xã) có vai trò rất lớn. Từ xa xưa, những quy định của cộng đồng từ nhỏ đến lớn (hương ước, gia quy, lệ làng...) được mọi thành viên thuộc các tổ chức cộng đồng (rất lỏng về mặt pháp lý nhưng lại rất chặt chẽ về những ràng buộc đạo đức, nghĩa vụ được xác định bởi lẽ phải thông thường, thói quen, dư luận...) nhận thức kỹ và rất có ý thức tuân thủ.

Hệ thống thiết chế văn hóa cấp quận, huyện (các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, rạp hát, nhà truyền thống, tượng đài, khu vui chơi...) về cơ bản đáp ứng được yêu cầu do được đầu tư tốt và có đủ đội ngũ cán bộ được đào tạo đúng nghề. Hệ thống nhà văn hóa cấp xã, phường, làng, bản, tổ dân phố và khu dân cư được đầu tư kém hơn, không có cán bộ cơ hữu, cán bộ không đủ trình độ, không có kinh phí nên hoạt động kém hiệu quả. Hiện nay, Bộ VHTT&DL đã có quy định xây dựng Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa nhưng quy định này khó đi vào đời sống bởi tính không tưởng của quy định (diện tích đất theo quy định dành cho một Trung tâm cần 5ha, kinh phí chủ yếu là xã hội hóa và các hạng mục đầu tư trong trung tâm, theo cách hiểu của chúng tôi, là dành cho các nước phát triển). Qua khảo sát tại TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Kiên Giang, Cần Thơ, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang...thì các tiêu chí này không phù hợp và các địa phương rất khó thực hiện. Đối với các cơ sở thuộc hệ thống di tích, di sản, tôn giáo...thì giá trị sử dụng cao, thu hút sự quan tâm của người dân nhưng cơ chế không đầy đủ, kinh phí thiếu nên đòi hỏi một sự quan tâm đầu tư toàn diện. Hiện nay các cơ sở thuộc hệ thống thiết chế nói chung khó hoạt động bởi thiếu kinh phí nhưng Nhà nước không có cơ chế kết hợp đầu tư khai thác. Do đó, cần có cơ chế mới hợp lý, năng động mới có thể khai thác hết những đầu tư do ngân sách cấp để tránh lãng phí và chống xuống cấp của hệ thống.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; đất nước giàu mạnh, nhân dân hạnh phúc... Đó là những mục tiêu lớn cần đánh giá rõ hơn ở mấy vấn đề lớn, liên quan trực tiếp đến việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mà hạt nhân của nền văn hóa là con người và những chính sách văn hóa tác động trực tiếp đến việc hình thành nên nhân cách văn hóa của mỗi cá nhân.

 Môi trường văn hóa cần được đầu tư xây dựng bằng những chính sách kinh tế, xã hội cụ thể chứ không phải chỉ từ những phong trào của ngành và những cuộc vận động của các đoàn thể. Xây dựng văn hóa rất cần sự đóng góp của các phong trào, của các đoàn thể xã hội nhưng cái gốc của vấn đề là những chính sách cụ thể ở từng lĩnh vực mà mục tiêu cao nhất là đảm bảo vững chắc nền tảng tinh thần xã hội, cho những quan hệ xã hội được xác lập trên cơ sở công bằng, dân chủ, văn minh về lao động, phân phối sản phẩm, về sự hưởng thụ những chính sách xã hội cho mọi người. 

Trong các văn bản mang tính pháp quy của Nhà nước, ngành, thành phố (đặc biệt là Hà Nội), chúng ta mới gặp những vấn đề mang tính định hướng, chỉ đạo về việc nhận thức con người hiện nay mà chưa có những tiêu chí cụ thể về con người cần cho xã hội Việt Nam trong giai đoạn lịch sử mới. Ở các văn bản ấy mới chỉ nói đến con người truyền thống như "thanh lịch, văn minh”, đến những khái niệm "yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, gắn bó với đất nước, nhân dân”. Vấn đề cần nhìn nhận con người hiện nay phải mang những đặc điểm gì, có những phẩm chất gì để đáp ứng yêu cầu của thời đại; đồng thời phải chỉ rõ Nhà nước, xã hội, cộng đồng cần làm những gì để có được những con người như thế. Nếu xét từ góc độ đi tìm nhân vật tích cực, nhân vật mang hình mẫu của thời đại, có ý nghĩa động viên, khuyến khích xã hội phấn đấu theo những lý tưởng xã hội có thể thấy rất rõ văn học chúng ta đang thiếu những nhân vật như vậy. Nhân vật văn học hiện nay chủ yếu được nhìn từ những vấn đề của cá nhân, nhà văn chăm chút cho việc viết về những góc khuất, những khía cạnh đời thường của đời sống hơn là về những khía cạnh tốt đẹp, cần biểu dương.

Tính lý tưởng, yếu tố đẹp, tích cực mờ nhạt trong văn chương đương đại. Nhìn lại lịch sử dân tộc thấy rất rõ: ở mỗi thời kỳ mang tính bước ngoặt, thử thách lớn nhất của đất nước là nhận thức cho đúng, cho ra những vấn đề của thời đại và tìm ra câu trả lời cho những vấn đề ấy. Nhà Hồ, nhận thức đúng nhưng chưa chuẩn bị kịp những điều kiện để đổi mới nên thất bại. Nhà Nguyễn không nhận thức đúng những bi kịch của triều đại mình nên mất nước. Năm 1945, Đảng ta do Bác Hồ sáng lập và rèn luyện, đã nắm thời cơ, phát động khởi nghĩa giành lại nền độc lập cho dân tộc. Năm 1975, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức đúng thời điểm thuận lợi, tạo thời cơ, nắm cơ hội giành chiến thắng lịch sử, thống nhất đất nước. Từ 1986 Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức đúng nhu cầu đổi mới của xã hội, lãnh đạo thành công công cuộc đổi mới.

Tình hình hiện nay khác những thời điểm lịch sử trước ở những vấn đề cụ thể nhưng hai điểm mấu chốt nhất vẫn giữ nguyên là cần nhận thức đúng tình hình đất nước, tâm thế nhân dân, cụ thể là con người hiện nay đang mang những khát vọng gì, con người ấy đáp ứng được những nhiệm vụ gì trước đòi hỏi của xã hội. Không có người dân nào lại không mong muốn đất nước giàu mạnh, con người được sống yên ổn, hạnh phúc giữa quê hương đất nước mình. Nhưng, con người ở giai đoạn lịch sử này vừa mang những phẩm chất truyền thống, vừa phải mang những phẩm chất mới, đủ sức đáp ứng yêu cầu của thời đại. Nhưng, đó là những phẩm chất gì, làm gì để có được những phẩm chất ấy thì chúng ta chưa nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ. Với các chính sách văn hóa, xã hội cũng vậy. Do đó, cần có sự nghiên cứu đầy đủ hơn để câu trả lời chính xác hơn. Ngày nay, chúng ta cần chuẩn bị những điều kiện cho người dân nhận thức được thực tế lịch sử và chuẩn bị tâm thức cho họ để thực sự trở thành chủ nhân của đất nước ở thời đại mới, nơi đó đòi hỏi không chỉ có lòng yêu nước mà cần đến chất trí tuệ, bản lĩnh và những phẩm chất công dân mới.

Môi trường văn hóa cần được đầu tư xây dựng bằng những chính sách kinh tế, xã hội cụ thể chứ không phải chỉ từ những phong trào của ngành và những cuộc vận động của các đoàn thể. Xây dựng văn hóa rất cần sự đóng góp của các phong trào, của các đoàn thể xã hội nhưng cái gốc của vấn đề là những chính sách cụ thể ở từng lĩnh vực mà mục tiêu cao nhất là đảm bảo vững chắc nền tảng tinh thần xã hội, cho những quan hệ xã hội được xác lập trên cơ sở công bằng, dân chủ, văn minh về lao động, phân phối sản phẩm, về sự hưởng thụ những chính sách xã hội cho mọi người. Vấn đề lớn thứ hai là con người và những vấn đề đặt ra liên quan tới quyền và nghĩa vụ của con người phải được đảm bảo bằng những điều luật cụ thể. Hơn lúc nào hết, lúc này, Nhà nước cần luật hóa các quan hệ một cách đầy đủ, khoa học và tổ chức thực thi pháp luật mới đảm bảo cho môi trường văn hóa lành mạnh để phát triển bền vững.

 Từ trong lịch sử, vấn đề xây dựng gia đình và các quan hệ của cộng đồng dân cư (giáp, phường, gia tộc, làng, xã) có vai trò rất lớn. Từ xa xưa, những quy định của cộng đồng từ nhỏ đến lớn (hương ước, gia quy, lệ làng...) được mọi thành viên thuộc các tổ chức cộng đồng (rất lỏng về mặt pháp lý nhưng lại rất chặt chẽ về những ràng buộc đạo đức, nghĩa vụ được xác định bởi lẽ phải thông thường, thói quen, dư luận...) nhận thức kỹ và rất có ý thức tuân thủ.  

 TS.   Phạm Quang Long 

Nguồn: daidoanket.vn

Link: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=65803&menu=1434&style=1

Lần đầu tiên Đại hội ngành truyền thông quảng cáo châu Á diễn ra tại Việt Nam

 QĐND Online - Được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Liên đoàn Hiệp hội Quảng cáo châu Á (AFAA) cùng sự ủng hộ của nhiều bộ ngành; từ ngày 11 đến 14-11-2013, tại Hà Nội sẽ diễn ra Đại hội Quảng cáo châu Á lần thứ 28. 



Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức sự kiện quan trọng về lĩnh vực này.

 Họp báo giới thiệu Đại hội Quảng cáo châu Á lần thứ 28 sẽ diễn ra tại Hà Nội. 

Chủ đề của Đại hội năm nay sẽ là “Tái cấu trúc ngành truyền thông quảng cáo”. Theo Ban tổ chức, sẽ có khoảng 20 diễn giả hàng đầu thế giới diễn thuyết tại Đại hội. Sự kiện này dự kiến thu hút sự tham gia của khoảng gần 1.000 đại biểu và đây sẽ là cơ hội lớn cho gặp gỡ, giao lưu, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư vào Việt Nam.

Nhân dịp này, các hoạt động đặc sắc như: Tuyển chọn trực tuyến Hoa hậu ảnh/tài sắc ADASIA 2013, triển lãm Quốc tế thiết bị và công nghệ quảng cáo, trình diễn kinh khí cầu… sẽ được tổ chức nhằm chuyển tải đến bạn bè trong khu vực và trên thế giới thông điệp: Hòa bình – Thân thiện – Hợp tác – Phát triển.

 Tin, ảnh: MINH NHà


Nguồn: www.qdnd.vn

Link: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/2/26/26/247515/Default.aspx

Giải pháp để xây dựng con người mới trong LLVT Quân khu 3

 QĐND - Phát huy kết quả Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, 2 năm qua, Đảng ủy Quân khu 3 đã lãnh đạo, chỉ đạo tốt việc quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 317 của Thường vụ Quân ủy Trung ương (sau đây gọi tắt là thực hiện Chỉ thị 03) gắn với các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị, đột phá vào những khâu yếu, mặt yếu, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt ở các cơ quan, đơn vị. 

Thực hiện Chỉ thị 03, cán bộ, chiến sĩ LLVT Quân khu 3 đã phát huy tinh thần tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Phong trào “Một tập trung, ba nắm vững, một đúng, ba dứt điểm” của khối cơ quan quân khu đã thúc đẩy công tác tham mưu đúng, trúng, hiệu quả, đẩy mạnh cải cách hành chính, hướng dẫn sâu, kiểm tra sát, giải quyết công việc nhanh, khắc phục dứt điểm khâu yếu, mặt yếu. Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 395 với phong trào “Một xây, hai giữ, ba phát huy” vừa nâng cao chất lượng huấn luyện, SSCĐ, vừa xây dựng đơn vị VMTD. Trong những hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm nhất, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 395 và LLVT các tỉnh Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, TP Hải Phòng không sợ hiểm nguy, lao mình giữa giông bão, giúp nhân dân phòng, chống cơn bão số 8 năm 2012. Phong trào "3 điều nên làm, 3 điều không nên làm", “Đến đón niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo” của Bệnh viện 5, Bệnh viện 7 (Cục Hậu cần) đã được cán bộ, đảng viên, nhân viên, tích cực hưởng ứng, trở thành hành động tự giác của mỗi người; thái độ y đức, chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng được nâng cao. Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 513 không sợ hiểm nguy tổ chức dò tìm, xử lý bom mìn phục vụ nhiệm vụ di, dãn dân, phân giới cắm mốc, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị. Lữ đoàn 214 tiếp tục đột phá vào khâu yếu, việc khó; Trung đoàn 603 với phong trào “Mỗi ngày một câu hỏi, một đáp án đúng” góp phần làm chuyển biến rõ rệt về chấp hành kỷ luật quân đội, pháp luật Nhà nước. Phong trào “Huấn luyện giỏi, sản xuất giỏi” của dân quân các tỉnh Hòa Bình, Hải Dương, Thái Bình, TP Hải Phòng luôn được giữ vững và phát huy. Các nhà trường và trung tâm đào tạo nghề đã cụ thể hóa việc thực hiện Chỉ thị 03 bằng phong trào “dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt”, do vậy chất lượng giáo dục đào tạo không ngừng nâng lên, tỷ lệ học viên tốt nghiệp đạt khá, giỏi tăng 4,3%.

 Trung tướng Phạm Quang Hợi (hàng đầu, thứ 4 từ phải sang) kiểm tra công tác bảo đảm thông tin tại Trung đoàn 603.  

Thực hiện Chỉ thị 03, cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ Quân khu đã tích cực nêu gương trong mọi nhiệm vụ. Thấm nhuần lời dạy của Bác “Một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”; các cơ quan, đơn vị đã cụ thể hóa việc “nêu gương” của cán bộ, đảng viên bằng các tiêu chí cụ thể.

Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã dần trở thành nếp sống hằng ngày trong Đảng bộ và LLVT quân khu. Đội ngũ cán bộ chủ trì thực sự là tấm gương sáng để cấp dưới học tập và noi theo. Nhiều cán bộ như Đại tá Đào Quang Muộn (Trường Quân sự Quân khu), luôn tận tụy, trách nhiệm trong công việc, ngày đêm miệt mài nghiên cứu tìm ra các giải pháp hay nhằm truyền đạt kiến thức cho học viên. Thượng úy Lương Văn Thiệu (Tiểu đoàn 41, Bộ Tham mưu), người cán bộ phân đội nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, luôn nỗ lực vượt khó vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Thượng tá Nguyễn Hảo Thiếu, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Đông Triều (Quảng Ninh), luôn gương mẫu, tận tâm, tận lực với công việc, cùng tập thể đảng ủy lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, hằng năm đã chủ động liên hệ với các doanh nghiệp trên địa bàn tạo việc làm cho quân nhân xuất ngũ. Thượng tá Nguyễn Viết Tác, Phó chỉ huy trưởng - Tham mưu trưởng Ban CHQS huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân, gia đình; tự nguyện hiến hơn 70m2 đất, tháo dỡ 48m tường bao, làm tốt công tác vận động người thân và nhân dân địa phương hiến đất, xây dựng đường nông thôn mới, thực sự là những tấm gương tiêu biểu được quần chúng tin yêu, quý trọng.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cần, kiệm, liêm, chính” là nền tảng của đời sống mới; trong điều kiện khó khăn chung của cả nước, các cơ quan, đơn vị đã cụ thể hóa bằng các phong trào thực hành tiết kiệm trong chi tiêu công để mua sắm đồ dùng sinh hoạt, tu sửa nâng cấp các công trình vui chơi, giải trí cho bộ đội như Sư đoàn 395, Lữ đoàn 454, Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh, Bộ CHQS TP Hải Phòng...

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người, LLVT Quân khu 3 đã có nhiều việc làm thể hiện lòng nhân ái, bao dung, không ngừng củng cố đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân. Các phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, hoạt động công tác chính sách, hậu phương quân đội, củng cố mối quan hệ đoàn kết quân dân với nhiều cách làm sáng tạo như: Phong trào “Giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học” của Bộ CHQS tỉnh Hòa Bình; Đoàn KT-QP 327 giúp nhân dân các huyện biên giới Quảng Ninh xây dựng mô hình trồng lúa mới, ngô lai cao sản, nuôi bò lai sinh sản; “Hòm tiết kiệm đồng đội” ủng hộ cán bộ, chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn của Bộ CHQS tỉnh Ninh Bình; “Bát cháo tình thương” của Bệnh viện 5, Bệnh viện 7 (Cục Hậu cần); đoàn viên, thanh niên quân khu đã tích cực hưởng ứng phong trào “ngôi nhà 100 đồng”…

Thực hiện Chỉ thị 03, LLVT quân khu đã nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, xây dựng tổ chức đảng TSVM, cơ quan, đơn vị VMTD. Đợt kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng được tổ chức một cách dân chủ, thẳng thắn, tập thể các cấp ủy, từng cán bộ, đảng viên, quần chúng đã nghiêm túc chỉ rõ những mặt đạt được, những hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp khắc phục, nhất là những khuyết điểm, hạn chế về chấp hành pháp luật, kỷ luật, về phương pháp tác phong công tác. Đảng ủy Quân khu đã tích cực triển khai thực hiện làm trước toàn quân việc đổi mới, nâng cao chất lượng ra nghị quyết và thực hiện nghị quyết ở cấp chi bộ.

Như vậy, sau 2 năm thực hiện Chỉ thị 03, các đơn vị toàn quân khu đều chuyển biến tiến bộ; chất lượng các tổ chức, từ các tổ chức lãnh đạo, chỉ huy đến các tổ chức quần chúng được nâng lên; cán bộ, chiến sĩ ở đâu, làm gì cũng luôn thể hiện phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, luôn trung thành với Đảng, với nhân dân, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đó là minh chứng sống động để khẳng định, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đang trở thành hành động tự giác trong mỗi cá nhân, tập thể của LLVT Quân khu 3.

 Trung tướng PHẠM QUANG HỢI, Phó bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu 3 


Nguồn: www.qdnd.vn

Link: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/10/90/90/247510/Default.aspx

Báo Giao thông vận tải kỷ niệm 50 năm ra số đầu

 Ngày 16/6, tại Hà Nội, Báo Giao thông vận tải tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ra số báo đầu tiên (31/1/1963 – 31/1/2013) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba, phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng. 

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao Huân chương Độc lập hạng Ba cho tập thể báo Giao thông vận tải. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)


Ngày 27/12/1962, Phủ Thủ tướng đã cấp giấy phép xuất bản Báo Giao thông vận tải số 3461, trên cơ sở hợp nhất một số tờ báo trong ngành như Báo Hỏa xa thuộc Tổng cục Đường sắt, báo Xe hơi thuộc quốc doanh vận tải Trung ương, bản tin bưu điện thuộc ngành Bưu điện.
Tuần Báo Giao thông vận tải ra số đầu tiên ngày 31/1/1963, với 8 trang. Từ đây đánh dấu mốc lịch sử ra đời, xuyên suốt cho đến ngày nay, trở thành tờ báo ngành có tuổi đời thuộc diện lớn nhất ở Việt Nam.
Từ số 1 ra ngày 31/1/1963 đến số 79 ra ngày 6/8/1964 (thời điểm Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc), Báo Giao thông vận tải vẫn đảm bảo xuất bản định kỳ các số báo. Phóng viên của báo bám sát tình hình chiến sự, để có những bài báo nóng hổi phản ánh kịp thời gương những người lính anh dũng hy sinh, những kỹ sư, công nhân không ngại gian khổ, hiên ngang dưới bom thù làm nhiệm vụ khôi phục và tổ chức vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy... đảm bảo giao thông thông suốt.
Trong những năm đầu đổi mới, hưởng ứng "Những việc cần làm ngay" do đồng chí Nguyễn Văn Linh khởi xướng, Báo Giao thông vận tải mở chuyên mục và đăng liên tiếp nhiều bài đấu tranh phê và tự phê bình. Loạt bài "Làm thế nào để ngăn chặn tệ lấy cắp hàng hóa trong quá trình vận chuyển" được nhiều đồng chí lãnh đạo, cộng tác viên và bạn đọc quan tâm tham gia tích cực.
Tháng 3/2012, Báo Bạn đường (trực thuộc Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia) được chuyển nguyên trạng vào Báo Giao thông vận tải với mục tiêu nâng sức mạnh toàn diện cho Báo.
Từ tháng 6/2013, Báo đã đổi tên thành Báo Giao thông, xuất bản bộ mới, tăng từ 12 lên 16 trang. Với phương châm truyền thông Tin cậy- Nhanh nhạy-Sắc bén-Thân thiện và Nhân văn, bộ mới được trình bày theo phong cách báo chí hiện đại.
Cùng với đó, nội dung cũng có nhiều chuyên mục mới, tiếp cận trực diện những vấn đề của đời sống dân sinh liên quan đến lĩnh vực giao thông và những vấn đề đời sống xã hội khác, như: Bạn hỏi- Giao thông trả lời, kể chuyện cảnh sát giao thông, nhật ký hàng không, giao thông- phát triển; thể thao, giải trí.
Cũng tại buổi lễ, ông Nguyễn Bá Kiên, quyền Tổng Biên tập Báo Giao thông vận tải đã phát động Chương trình "Chung tay hành động vì an toàn giao thông," do các tổ chức và doanh nghiệp tài trợ. Đây là chương trình từ thiện, nhằm hỗ trợ các nạn nhân không may bị tai nạn giao thông../.

Hùng Võ (Vietnam+)


Nguồn: www.vietnamplus.vn

Link: http://www.vietnamplus.vn/home/bao-giao-thong-van-tai-ky-niem-50-nam-ra-so-dau/20136/202405.vnplus

Khai mạc Diễn tập Quân đội các nước ASEAN về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa

 QĐND Online - Ngày 16-6, tại căn cứ hải quân Mua-ra (nước Bru-nây) đã khai mạc Diễn tập Quân đội các nước ASEAN về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa lần thứ hai với sự tham gia của 10 nước thành viên do 2 nước Xinh-ga-po và Bru-nây đồng chủ trì. 

 Xinh-ga-po và Bru-nây là 2 nước đồng chủ trì diễn tập 

Cuộc diễn tập lần này nhằm chia sẻ kinh nghiệm giữa quân đội các nước ASEAN trong hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.

 Đại biểu dự diễn tập 

Diễn tập diễn ra dưới hình thức hội thảo và diễn tập sa bàn. Trong phần hội thảo, có 6 tham luận của các nước: Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam trình bày các vấn đề về: Vai trò của Trung tâm Quản lý thảm họa quốc gia trong cơ chế Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa quốc gia, Diễn tập ARF DiREx lần thứ nhất tại Manado năm 2011, Vai trò quân đội Phi-lip-pin trong hoạt động HADR và phối hợp quốc gia, Kinh nghiệm quốc gia trong đối phó với nạn lụt, Kinh nghiệm của Quân đội nhân dân Việt Nam trong hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.

 Đại biểu Việt Nam trao đổi tại diễn tập 

Tại hội thảo, đại diện Quân đội nhân dân Việt Nam đã phát biểu khẳng định vai trò quan trọng của ASEAN trong điều phối, sử dụng lực lượng tham gia hoạt động ứng phó với thảm họa thiên tai. Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở pháp lý phối hợp với các nước ASEAN trong hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.

Do diễn tập AHX-2 diễn ra đúng với diễn tập ADDMM+HADR/MM EX tại Bru-nây nên nội dung diễn tập sa bàn dựa trên tình huống bão lụt trong hoạt động của ADDMM+ để các nước tập trung xử lý. Diễn tập diễn ra trong ngày 16-6.

 Tin, ảnh: TRẦN VĂN THÔNG   (từ Bru-nây) 


Nguồn: www.qdnd.vn

Link: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/4/37/37/247504/Default.aspx

HN lần thứ 37 Ủy ban di sản thế giới tại Campuchia

 Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, tối 16/6, Ủy ban Di sản Thế giới (WHC) thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) sẽ khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 37 tại trụ sở chính phủ Hoàng gia Campuchia. 

Họp báo về Hội nghị lần thứ 37 của Ủy ban di sản thế giới (WHC). (Ảnh: Trần Chí Hùng/Vietnam+)


Campuchia là nước thứ thứ tư ở châu Á được chọn đăng cai tổ chức hội nghị toàn thể của WHC.
Phát biểu tại buổi họp báo sáng cùng ngày 16/6, người phát ngôn WHC, ông Dim Sovannarom cho biết hội nghị có sự tham gia của khoảng 1.300 đại biểu đến từ hơn 120 quốc gia trên thế giới.
Hội nghị sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 27/6 với phiên khai mạc được tổ chức tại cung Hòa Bình ở thủ đô Phnom Penh và phiên bế mạc diễn ra tại tỉnh Siem Reap, nơi có khu di tích Angkor nổi tiếng.
Thủ tướng nước chủ nhà Hun Sen sẽ tham dự phiên khai mạc, trong khi phiên bế mạc sẽ có sự tham dự của Phó Thủ tướng Sok An, Chủ tịch Hội nghị WHC 37.
Theo Ban tổ chức, trên cơ sở các hồ sơ đề cử của các nước, hội nghị sẽ chọn ra 32 di sản văn hóa và thiên nhiên có giá trị nổi bật nhất để đưa vào danh sách di sản thế giới. Hội nghị cũng sẽ đánh giá công tác bảo tồn các di sản đã có tên trong danh sách, đồng thời xem xét các yêu cầu trợ giúp quốc tế đối với các di sản này.
Năm nay, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập hồ sơ đề cử Vườn quốc gia Cát Tiên là Di sản Thiên nhiên Thế giới./.

Trần Chí Hùng/Phnom Penh (Vietnam+)


Nguồn: www.vietnamplus.vn

Link: http://www.vietnamplus.vn/home/hn-lan-thu-37-uy-ban-di-san-the-gioi-tai-campuchia/20136/202424.vnplus

Phát động giải chạy báo Hà Nội mới

 (VOV) -Đây hoạt động thể thao trọng điểm của UBND TP Hà Nội nhân kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh (2/9). 

Sáng 16/6, tại Cung thể thao Quần Ngựa (Hà Nội) đã diễn ra Lễ phát động giải chạy báo Hà Nội mới mở rộng lần thứ 40 – Vì hòa bình năm 2013.

Đây hoạt động thể thao trọng điểm của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nhân kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh (2/9). Tại Lễ phát động, 5.400 cán bộ, công nhân viên chức và sinh viên, học sinh thuộc hơn 55 đơn vị trong quận Ba Đình tham gia chạy hưởng ứng và kiểm tra. Đây là lần thứ 7 quận Ba Đình đăng cai tổ chức Lễ phát động Giải chạy báo Hà Nội mới mở rộng – Vì hòa bình.

Ông Tô Quang Phán, Tổng Biên tập báo Hà Nội mới – Trưởng Ban tổ chức giải cho biết: “Năm nay kỷ niệm 40 năm của giải, đây là 1 dấu mốc đặc biệt quan trọng, đánh dấu sự phát triển của giải phong trào cấp thành phố, rộng khắp và kéo dài tới 40 năm. Cho nên chúng tôi tổ chức và huy động vận động viên tham gia ở các cấp đông hơn năm 2012. Đặc biệt là các cơ sở, trường học, cơ quan hiện tham gia vào phong trào rất tốt. Hơn nữa, số lượng vận động viên người nước ngoài đang công tác ở Hà Nội đăng ký tham gia nhiều hơn năm 2012”.

Tại Lễ phát động, 5.400 cán bộ, công nhân viên chức và sinh viên, học sinh tham gia chạy hưởng ứng và kiểm tra. (Ảnh minh họa)

Sau Lễ phát động, đã diễn ra các cuộc thi đấu kiểm tra tại cơ sở (kéo dài đến đầu tháng 9); thi chung kết cấp quận, huyện, thị xã (chậm nhất là vào ngày 15/9).

Ông Masuya Yasuyuki - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dược phẩm Hisamitsu Việt Nam (Đơn vị tài trợ) đánh giá cao sự trưởng thành của giải đấu: “Đây là lần thứ 4 liên tiếp Công ty chúng tôi tài trợ Giải chạy báo Hà Nội mới mở rộng lần thứ 40 – Vì hòa bình 2013.

Ở kỳ phát động giải năm nay, đáng chú ý là số lượng vận động viên tham gia lên đến hơn 5.400 người, tăng hơn 1.000 người so với kỳ giải năm 2012. Điều đó phần nào cho thấy tinh thần thể thao ngày càng tăng qua các kỳ tổ chức Giải chạy báo Hà Nội mới. Ngày càng có nhiều người quan tâm đến việc nâng cao sức khỏe thông qua hoạt động thể thao, đặc biệt là với các cuộc chạy tập thể cự ly dài “mang chất marathon” như Giải chạy báo Hà Nội mới”.

Cuộc thi chung kết toàn thành phố sẽ diễn ra vào Chủ nhật, ngày 6/10, dự kiến thu hút hơn 2.000 vận động viên tham gia, trong đó có vận động viên đội tuyển điền kinh các tỉnh, thành phố, ngành và các vận động viên nước ngoài tham gia chạy Vì hòa bình./.


Nguồn: vov.vn

Link: http://vov.vn/the-thao/phat-dong-giai-chay-bao-ha-noi-moi/266710.vov

Friday, June 14, 2013

Ý nghĩa pháp danh

 Pháp danh của người phật tử tại gia không có chữ Thích đi trước, mà chỉ có những chữ như Cư sĩ, Đạo hữu, Tín nữ, Phật tử…ở phía trước mà thôi. 

Ngoài ra tín đồ Phật giáo cũng được đặt pháp danh sau khi qua đời để sử dụng trong lúc cung hành tang lễ nếu như khi còn tại thế chưa quy y.

Một người sau khi quy y Tam bảo sẽ chính thức trở thành người phật tử, theo đó sẽ có một pháp danh cho riêng mình do thầy bổn sư 5 giới truyền trao.

Pháp danh gồm hai (2) chữ: Chữ đầu chỉ sự liên hệ đến thế hệ trong môn phái theo bài kệ của Ngài Tổ môn phái đó. Chữ thứ hai là do vị Bổn Sư chọn lựa dựa trên ý nghĩa của tên người đệ tử (thế danh) để tạo thành một chữ kép mang ý nghĩa hay, đẹp và có tính khuyến tu. Ví dụ: Người đệ tử tên Mỹ, quy y với vị Bổn Sư có Pháp danh chữ trước là TÂM ( thượng Tâm) sẽ có Pháp danh chữ trước là Nguyên; chữ sau có thể là Mãn. Tức là Nguyên Mãn: chữ Nguyên theo thứ tự thế hệ trong bài kệ của Ngài Tổ Liễu Quán, còn chữ Mãn là theo tên của người đệ tử là Mỹ, tạo thành một chữ kép có nghĩa tu hành được tốt đẹp (Mỹ Mãn). Đôi khi tên người đệ tử đã mang sẵn chữ có ý nghĩa đạo và ý nghĩa phù hợp với chữ trong bài kệ, vị Bổn sư để nguyên và không cần thay đổi, hoặc tên không thể tìm được chữ ghép thì có thể lấy chữ trong tên của các vị La Hán, Bồ Tát v.v… để tạo thành Pháp danh. Các Ngài bổn Sư trước đây thường lấy chữ trong cuốn Kim Quang Minh Tam Tự để đặt pháp danh cho đệ tử.
Phật giáo Việt Nam hiện nay đều xuất từ Thiền Tông và đa số thuộc dòng Tào Động (miền Bắc), Lâm Tế (miền Trung và miền Nam). Các Long vị của các Ngài Tổ đều ghi Lâm Tế, nhưng pháp tu lại kiêm cả Tịnh và Mật Tông. Ví dụ, ở Huế hiện ít nhất cũng đang truyền thừa theo ba (3) bài kệ của từng vị Tổ môn phái xuất kệ nhưng đều thuộc dòng Lâm Tế.
Bài kệ của Ngài Thiền Sư Vạn Phong Thời Ủy ( Môn phái Hải Đức, Huế. Môn phái Thập Tháp Di Đà, Bình Định, đều dùng bài kệ này:
Âm Hán Việt -----> Chữ Hán
Tổ Đạo Giới Định Tông 祖導戒定宗
Phương Quảng Chứng Viên Thông 方廣證圓通
Hạnh Siêu Minh Thật Tế 行超明寔際
Liễu Đạt Ngộ Chơn Không 了達悟真空
Như Nhật Quang Thường Chiếu 如日光常照
Phổ Châu Lợi Ích Đồng 普周利人天
Tín Hương Sanh Phước Huệ 信香生福慧
Tương Kế Chấn Từ Phong 相繼振慈風
Quý Thầy thế hệ cao nhất trong môn phái nầy đang ở khoảng chữ CHƠN.
Đa số các chùa khác thuộc môn phái Ngài Liễu Quán và dùng bài kệ sau:
Âm Hán Việt -----> Chữ Hán
Thật Tế Đại Đạo 實際大導
Tánh Hải Thanh Trừng 性海清澄
Tâm Nguyên Quảng Nhuận 心源廣潤
Đức Bổn Từ Phong 德本慈風
Giới Định Phước Huệ 戒定福慧
Thể Dụng Viên Thông 體用圓通
Vĩnh Siêu Trí Quả 永超智果
Mật Khế Thành Công 密契成功
Truyền Trì Diệu Lý 傳持妙里
Diễn Sướng Chánh Tông 演暢正宗
Hạnh Giải Tương Ưng 行解相應
Đạt Ngộ Chơn Không 達悟真空
Quý Thầy thế hệ cao nhất trong môn phái nầy đang ở chữ TRỪNG.
Hai dòng nầy phát triển rất mạnh ở miền Trung và miền Nam. Ngoài ra ở Huế có môn phái chùa Quốc Ân do Tổ Nguyên Thiều lập lại dùng bài kệ của Ngài Đạo Mân đời thứ 31 như sau:
Âm Hán Việt -----> Chữ Hán
Đạo Bổn Nguyên Thành Phật Tổ Tiên 導本原成佛祖先
Minh Như Hồng Nhật Lệ Trung Thiên 明如紅日麗中天
Linh Nguyên Quảng Nhuận Từ Phong Phổ 靈源廣潤慈風溥
Chiếu Thế Chơn Đăng Vạn Cổ Huyền 照世真燈萬古懸
Quý Thầy thế hệ cao nhất trong môn phái nầy đang ở chữ LỆ.
Riêng ở Quảng Nam Đà Nẳng có môn phái chùa Chúc Thánh thuộc Ngài Minh Hải Pháp Bảo đã biệt xuất bài kệ khác như sau:
Âm Hán Việt -----> Chữ Hán
Minh Thật Pháp Toàn Chương 明寔法全章
Ấn Chơn Như Thị Đồng 印真如是同
Chúc Thánh Thọ Thiên Cửu 祝聖壽天久
Kỳ Quốc Tộ Địa Trường 祈國祚地長
Đắc Chánh Luật Vi Tuyên 得正律為宣
Tổ Đạo Hạnh Giải Thông 祖導行解通
Giác Hoa Bồ Đề Thọ 覺花菩提樹
Sung Mãn Nhơn Thiên Trung 充滿人天中
Ngoài ra còn những bài kệ khác như của Ngài Trí Thắng Bích Dung đời thứ 41 biệt xuất như sau:
Âm Hán Việt -----> Chữ Hán
Trí Huệ Thanh Tịnh 智慧清淨
Đạo Đức Viên Minh 道德圓明
Chơn Như Tánh hải 真如性海
Tịch Chiếu Phổ Thông 寂照普通
Tâm Nguyên Quảng Tục 心源廣續
Bổn Giác Xương Long 本覺昌隆
Năng Nhơn Thánh Quả 能仁聖果
Thường Diễn Khoan Hoằng 常演寬宏
Duy Truyền Pháp ấn 惟傳法印
Chánh Ngộ Hội Dung 正悟會容
Không Trì Giới Hạnh 空持戒行
Vĩnh Kế Tổ Tông 永繼祖宗
Ngài Minh Hành Tại Toại ở miền Bắc cũng biệt xuất bài kệ:
Âm Hán Việt -----> Chữ Hán
Minh Chơn Như bảo Hải 明真如寶海
Kim Tường Phổ Chiếu Thông 金祥普照通
Chí Đạo Thành Chánh Quả 至導成正果
Giác Ngộ Chứng Chơn Thường 覺悟證真空
Ngài Tri Giáo Nhất Cú tông Tào Động cũng xuất bài kệ:
Âm Hán Việt -----> Chữ Hán
Tịnh Trí Viên Thông Tông Từ Tánh 淨智圓通宗慈性
Khoan Giác Đạo Sanh Thị Chánh Tâm 寬覺道生是正心
Mật Hạnh Nhân Đức Xưng Lương Huệ 密行仁德稱良慧
Đăng Phổ Chiếu Hoằng Pháp Vĩnh Trường 燈普照宏法永長
Ba bài kệ sau cùng, người viết chưa đủ duyên để được gặp quý Thầy thuộc các môn phái đó nên không biết những chi tiết khác.
Ngoài ra trong thời gian gần đây, về phía nữ Phật tử cũng có một số được đặt pháp danh mang chữ Diệu, Minh như Phật giáo Nhật Bản, Trung Quốc v.v… Trên đây là những điều mà cá nhân người viết đã may mắn được sự chỉ dẫn và giải thích của Quý Thầy trong thời gian học hỏi và phụ giúp về nghi Lễ.
Ngoài ra, trong nghi lễ pháp danh chỉ được dùng trong Sớ để tác bạch lên chư Phật và Bồ Tát mà thôi, còn các việc khác bậc xuất gia đã có Pháp tự, Pháp hiệu; tại gia có tự, hiệu…

 TIN BÀI LIÊN QUAN 
 BÀI  


Nguồn: kienthuc.net.vn

Link: http://kienthuc.net.vn/thien/201306/y-nghia-phap-danh-911132/

Sốt xuất huyết tăng cao trong khu vực ASEAN

 (SGGP).- Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo ASEAN chia sẻ kinh nghiệm phòng chống sốt xuất huyết (SXH) với chủ đề “ASEAN đoàn kết vì một cộng đồng không có SXH” diễn ra ngày 14-6 tại Hà Nội. 

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nêu rõ, trong những năm gần đây, SXH luôn có xu hướng tăng và duy trì số người mắc ở mức cao tại hầu hết các nước trong khu vực ASEAN. Đối với Việt Nam, hiện nay dịch bệnh SXH hoành hành quanh năm ở 3/4 số tỉnh thành trong cả nước. Mỗi năm Việt Nam có từ 50.000-100.000 người mắc SXH và gần 100 người tử vong do căn bệnh này.

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 2,5 tỷ người sống trong vùng SXH lưu hành thì có tới 1,8 tỷ người thuộc khu vực châu Á -Thái Bình Dương, đây là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi SXH.

 NGUYỄN QUỐC 


Nguồn: sggp.org.vn

Link: http://sggp.org.vn/ytesuckhoe/2013/6/320990/

Tăng cường công tác quản lý hoạt động báo chí, xuất bản

 ANTĐ - Sáng qua, 14-6, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị 25 CT/TU ngày 15-11-1997 về việc “Nâng cao chất lượng, tăng cường sự lãnh đạo và quản lý công tác báo chí - xuất bản Hà Nội”. 

 Đồng chí Hồ Quang Lợi - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy
trao Bằng khen cho đại diện các cơ quan báo chí
 

Đến dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Công Soái - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, đồng chí
Hà Minh Huệ - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cùng đại diện các đơn vị báo chí, xuất bản thành phố Hà Nội.

Tham dự hội nghị, đồng chí Hồ Quang Lợi - Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã báo cáo tổng kết tình hình triển khai và kết quả thực hiện của các đơn vị báo chí, xuất bản trong 15 năm thực hiện Chỉ thị 25. Theo đó, báo chí đã bám sát, tuyên truyền có hiệu quả toàn diện các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh…; ngành xuất bản đã chủ động đổi mới, phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, các xuất bản phẩm được chú trọng tăng cường chất lượng nội dung và hình thức. Tuy nhiên, báo chí - xuất bản Thủ đô còn hạn chế về tính nhạy bén, chiều sâu; nội dung tuyên truyền chưa thực sự hấp dẫn. Do tình hình kinh tế khó khăn báo chí Thủ đô đều sụt giảm số lượng phát hành, trong khi đó ngành xuất bản cũng còn tồn tại những sai sót trong biên tập, nạn in lậu, vi phạm bản quyền…

Tại Hội nghị, Tổng biên tập Đào Lê Bình và Báo An ninh Thủ đô đã được trao tặng giấy khen, bằng khen vì có những thành tích xuất sắc trong 15 năm thực hiện chỉ thị 25 về việc “Nâng cao chất lượng, tăng cường sự lãnh đạo và quản lý công tác báo chí - xuất bản Hà Nội”.

MAI ANH


Nguồn: www.anninhthudo.vn

Link: http://www.anninhthudo.vn/thoi-su/tang-cuong-cong-tac-quan-ly-hoat-dong-bao-chi-xuat-ban/503591.antd

TPHCM: Đã có hơn 2.700 đảng viên nhập ngũ

 (SGGP).- Tại hội nghị tổng kết 10 năm tuyển đảng viên gọi nhập ngũ ngày 14-6, Thiếu tướng Trương Văn Hai, Tư lệnh Bộ Tư lệnh TPHCM, cho biết TP đã tuyển chọn 2.718 đảng viên nhập ngũ, chiếm 5,7% so với tổng số thanh niên nhập ngũ. Có trên 99% đảng viên dự bị nhập ngũ được công nhận đảng viên chính thức đúng thời gian quy định. 

Đối với đảng viên xuất ngũ, 10 năm qua, các cấp ủy, tổ chức Đảng các quận huyện, phường-xã, thị trấn đã tiếp nhận, quản lý 2.347 đảng viên xuất ngũ. Trong đó, tiếp nhận, bố trí 358 đồng chí tham gia công tác tại các cơ quan, chính quyền cơ sở; 373 đồng chí tham gia ban chỉ huy quân sự, công an phường - xã, thị trấn…

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Đua yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, ban ngành đoàn thể chính trị - xã hội cần nhận thức đúng đắn, sâu sắc chủ trương tuyển chọn đảng viên gọi nhập ngũ; giao chỉ tiêu tuyển quân và gọi đảng viên nhập ngũ cho từng địa phương phù hợp với tình hình, đặc điểm dân số. Đặc biệt, gắn kết chặt chẽ việc tuyển đảng viên gọi nhập ngũ với quy hoạch sử dụng đảng viên sau khi xuất ngũ trở về địa phương.

 HỒNG HIỆP 


Nguồn: sggp.org.vn

Link: http://sggp.org.vn/chinhtri/2013/6/321016/

Kỷ niệm lần thứ 115 Quốc khánh Philippines

 (VOH) - Tối qua 14/6, ông Lê Mạnh Hà - Phó Chủ tịch UBND TPHCM đã đến dự và phát biểu chúc mừng kỷ niệm 115 năm Quốc khánh Cộng hòa Dân chủ Philippines. 

Phát biểu chúc mừng tại lễ kỷ niệm, ông Lê Mạnh Hà bày tỏ vui mừng trước quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Philippines ngày càng được phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Riêng TPHCM, hợp tác thương mại đầu tư giữa TPHCM và Philippines năm 2012 đạt 2,8 tỷ USD, hiện có 64 dự án đầu tư của Philippines tại TPHCM với tổng vốn đầu tư 264 triệu USD. Nhiều tập đoàn đầu tư của Philippines hoạt động hiệu quả, hợp tác giao lưu văn hóa, giáo dục cũng được tăng cường và phát triển.

Bà Lê Thị Phụng - Tổng lãnh sự danh dự của Philippines tại TPHCM cho biết: hiện có nhiều dự án đầu tư của Philippines vào Việt Nam trên các lĩnh vực: ô tô, hàng không. Hợp tác về giáo dục, văn hóa giữa hai nước được tăng cường và phát triển.


Nguồn: voh.com.vn

Link: http://voh.com.vn/news/newsdetail.aspx?id=59761

Công cuộc đổi mới đi lên CNXH ở Việt Nam đạt những thành tựu to lớn

 Ngày 14-6, tại Hà Nội, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo khoa học "Phương pháp luận nghiên cứu, tổng kết làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về công cuộc đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam". 

 

 
Hội thảo nhằm làm rõ cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu, tổng kết để làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về công cuộc đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã tập trung thảo luận các nội dung bối cảnh ra đời, hình thành và phát triển đường lối đổi mới đất nước; những vấn đề lý luận về mục tiêu và mô hình chủ nghĩa xã hội mà nước ta xây dựng; các chặng đường phát triển của đường lối đổi mới; sự phát triển tư duy lý luận của Đảng và Nhà nước về đặc trưng, phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; quá trình phát triển lý luận về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại…

Công cuộc đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Việc tổng kết công cuộc đổi mới đã được thực hiện một cách thường xuyên và tương đối toàn diện gắn liền với các giai đoạn phát triển của công cuộc đổi mới, phục vụ trực tiếp công tác phát triển lý luận, xây dựng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Triển khai Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tập trung xây dựng và tổ chức triển khai đề án "Nghiên cứu, tổng kết làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về công cuộc đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" với 13 đề tài nhánh cấp Bộ.


Nguồn: hanoimoi.com.vn

Link: http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Chinh-tri/594169/cong-cuoc-doi-moi-di-len-cnxh-o-viet-nam-dat-nhung-thanh-tuu-to-lon

Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 66 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ

 Nhân kỷ niệm 66 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27-7-1947– 27-7-2013), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm ghi nhận, tôn vinh công lao của người có công trong công cuộc giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc… 

Dự kiến trong tháng 7, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tổ chức “Hội nghị biểu dương người có công, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu trong lĩnh vực bảo vệ biên giới, hải đảo” tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; tổ chức thăm hỏi, tặng quà đối tượng chính sách người có công với cách mạng; vận động xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa Trung ương. Lễ dâng hương, thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ sẽ được tổ chức tại các nghĩa trang liệt sĩ trên toàn quốc.

Dịp này, Bộ công bố danh sách các cơ sở giáo dục nhận chăm sóc các công trình ghi công liệt sĩ; tổ chức truyền hình trực tiếp chương trình giao lưu nghệ thuật “Kỷ niệm 45 năm chiến thắng Khe Sanh – 1968”... Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các địa phương tập trung chỉ đạo giải quyết các trường hợp còn tồn đọng về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng


Nguồn: cand.com.vn

Link: http://cand.com.vn/vi-vn/xahoi/2013/6/201498.cand

Cảm kích những tấm lòng Nhật Bản

 1. Một lễ tang đậm chất Việt đối với Tiến sĩ khảo cổ học Nhật Bản (Nishimura Masanari) vừa được tổ chức tại Hà Nội. Trong lễ tang, người ta thấy vợ con của ông bận áo xô, đội mũ rơm, đeo khăn tang và chống gậy. Hai cậu bé bước đi ngơ ngác khi đưa quan tài bố - có lẽ chúng còn quá nhỏ để hiểu về sự mất mát quá lớn này. Không chỉ có vợ con của TS, mà cả gia đình Nhật Bản gồm có bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ, và em trai của ông cũng bay từ nước Nhật sang Việt Nam dự đám tang của người thân. Trong đám tang, ông Nishimura Keji- bố của TS khảo cổ học Nishimura Masanari đã có lời cảm ơn xúc động. Người cha ấy nói rằng: "Sau khi Masanari qua đời, con dâu và hai cháu tôi vẫn ở lại Việt Nam. Tôi không muốn đưa thi hài con về Nhật mà muốn chôn Masanari ở Việt Nam. Tôi nghĩ con trai ở nơi chín suối sẽ vui mừng với quyết định này. Tôi chọn địa điểm để con an nghỉ ở xã Kim Lan, Gia Lâm”. 


TS khảo cổ học Nhật Bản Nishimura Masanari

với người dân Việt Nam


Ông cũng nghĩ rằng con mình đang ở đâu đó trên bầu trời Việt Nam và mong lúc nào tới đây cũng sẽ được nói chuyện với con trai.


Là một người Nhật yêu Việt Nam ngay từ lần đầu đến làm việc, hơn 20 năm qua, ông đã đi khắp mọi miền để tìm hiểu, nghiên cứu, đóng góp nhiều công sức cho khảo cổ học Việt Nam. Qua đời vì tai nạn xe máy ở Việt Nam và khi mất được an táng tại Việt Nam. Tất cả những điều đó đủ để khẳng định rằng ông là một người Nhật Bản mang nặng tâm hồn Việt Nam. Bạn hữu của ông còn nói rằng, ông là người Việt mang quốc tịch Nhật.


Điều lấy làm khâm phục và cảm kích là suốt hơn 20 năm qua, TS Masanari đã cống hiến cho ngành khảo cổ Việt Nam bằng tài năng và nhiệt huyết. Bởi không có "điểm nóng” nào về khảo cổ ở Việt Nam mà không có dấu chân Masanari. Ông là người có công lớn trong việc đem không khí học thuật sống động vào Việt Nam. Masanari đã phát hiện ra mảnh khuôn đúc trống đồng đầu tiên ở Việt Nam. Đây là phát hiện rất có ý nghĩa, vì lâu nay, nhiều người cho rằng, trống đồng Đông Sơn không phải phát tích ở Việt Nam. Không những vậy, ông cùng đồng nghiệp phát hiện ra khuôn đúc mũi tên cho phép khẳng định các mũi tên thời kỳ An Dương Vương được sản xuất tại chỗ. Ngoài ra, ông đã tham gia nhiều chương trình khác như phát hiện, giám sát khai quật, xây dựng Bảo tàng gốm sứ tại xã Kim Lan, Gia Lâm Hà Nội; nghiên cứu địa điểm 18 Hoàng Diệu, Hà Nội, tham gia nghiên cứu thành nhà Hồ, trống đồng Đông Sơn và nhiều địa điểm khác…


2.Và không chỉ có TS khảo cổ học Nhật Bản Nishimura Masanari nặng lòng với đất Việt. Sở dĩ chúng ta giữ được không gian Làng cổ ở xã Đường Lâm ( Sơn Tây- Hà Nội) như ngày nay- theo nhận định của các chuyên gia văn hóa, một phần lớn là nhờ công của những tấm lòng Nhật Bản. Khi những bất cập trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của Làng cổ ở xã Đường Lâm "nóng” lên trong dư luận thời gian qua, thì nhiều chuyên gia văn hóa Việt Nam thực sự cảm thấy buồn. Theo GS. TS Đặng Văn Bài, người Nhật Bản đã bỏ ra gần 10 năm nghiên cứu, giúp Việt Nam bảo tồn Làng cổ để biến thành di sản quốc gia, họ trân trọng như vậy còn chúng ta lại thờ ơ. Thậm chí, người Nhật đã bỏ tiền tu sửa một ngôi nhà mẫu, hà cớ gì chúng ta không bỏ tiền ra tiếp tục bảo tồn di sản…


Còn GS Phan Huy Lê thì cho rằng, bản chất của xung đột trong bảo tồn và phát triển Làng cổ Đường Lâm là do chúng ta chưa nhận thức đúng về bảo tồn di sản mà thôi. Ông cũng cho rẳng, chúng ta giữ được cái hồn của Làng cổ ở Đường Lâm hôm nay, phần lớn là nhờ các GS người Nhật Bản, và phải lấy làm cảm ơn các GS người Nhật lắm lắm. Người Nhật yêu văn hóa truyền thống Việt Nam, giúp người Việt Nam tận tình trong việc gìn giữ những giá trị truyền thống ấy. Vậy tại sao chúng ta không thể làm tốt và làm nốt những phần còn lại…


3.Không hoạt động trong lĩnh vực văn hóa- nghệ thuật, nhưng nếu ai đã từng gặp chị Atsuko Toda, một chuyên gia người Nhật có tới gần 10 năm công tác tại Việt Nam, và đảm nhiệm cương vị Giám đốc Cơ quan Phát triển nông nghiệp quốc tế tại Việt Nam ( IFAD), hẳn cũng sẽ rất ấn tượng với chị. Hỏi lý do nào khiến chị chọn Việt Nam để lập nghiệp, Atsuko Toda không ngần ngại chia sẻ rằng, chẳng riêng gì chị mà có lẽ bất kỳ người nước ngoài nào hoạt động trong lĩnh vực xã hội cũng sẽ chọn Việt Nam là điểm đến. Với riêng chị, thì giờ đây Việt Nam là quê hương thứ hai của mình. Sở dĩ Việt Nam hấp dẫn chuyên gia người Nhật này, bởi theo chị- từ một quốc gia có tỉ lệ nghèo đói cao trong khu vực mà đến nay đất nước các bạn lại có nhiều nông sản xuất khẩu ra thế giới như gạo, cá tra, cà phê, thanh long, hạt điều…Trong mắt người Nhật Bản, Việt Nam là một câu chuyện thành công về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo.


Gắn bó và yêu Việt Nam nên điều chị cảm thấy buồn nhất là giờ đây người nông dân Việt Nam thua thiệt hơn nông dân ở các nước khác là họ đang thiếu hệ thống thông tin về thị trường. Vì vậy, tình trạng hàng hóa nông sản làm ra hàng loạt bị ế ẩm, bị tư thương ép giá, cũng không có gì quá khó hiểu… Và Cơ quan Phát triển nông nghiệp quốc tế tại Việt Nam ( IFAD) đang nỗ lực để giúp những người nông dân thoát nghèo.


Câu chuyện về những chuyên gia Nhật Bản, những tấm lòng Nhật Bản, mà nhìn rộng ra là nhiệt huyết và chân tình của các chuyên gia nước ngoài khi đến Việt Nam, giúp người Việt bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống- có lẽ ít nhiều đặt ra những suy nghĩ trong tâm thức mỗi người chúng ta. Những người Nhật coi trọng văn hóa Việt, vậy hà cớ gì những người Việt đang là chủ thể của di sản, sống trong lòng di sản…lại chưa nhận thức hết được giá trị của di sản, cũng như chưa biết cách bảo tồn và phát huy giá trị của di sản trong cuộc sống hôm nay?

Triết Giang

Nguồn: daidoanket.vn

Link: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=65747&menu=1451&style=1

1.000 người míttinh ngày ASEAN phòng sốt xuất huyết

 Sáng 15/6, 1.000 đại biểu đến từ các nước ASEAN, các tổ chức quốc tế, các đơn vị và quần chúng nhân dân đã tham gia buổi míttinh cấp khu vực hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 3, do Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội. 

Đội diễu hành hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)


Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện nay sốt xuất huyết là một trong những bệnh do muỗi truyền có tốc độ lây lan nhanh nhất trên thế giới.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hằng năm có từ 50 đến 100 triệu người mắc bệnh và khoảng 20.000 người tử vong do sốt xuất huyết. Từ năm 2005, WHO đã nhận định sốt xuất huyết có thể trở thành một vấn đề y tế công cộng khẩn cấp được cộng đồng quốc tế quan tâm và lo ngại, do những tác động tiêu cực của dịch bệnh đến đời sống xã hội.
Thứ trưởng Long nhấn mạnh, tại Việt Nam, dịch sốt xuất huyết lưu hành ở 3/4 các tỉnh, thành phố. Trước những năm 2000, sốt xuất huyết luôn là một trong những bệnh truyền nhiễm có số mắc cao hàng đầu; có năm số mắc bệnh lên tới 300.000 trường hợp và có trên 300 trường hợp tử vong. Từ năm 1998, Chương trình phòng, chống sốt xuất huyết được đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia.
Vị lãnh đạo ngành y tế cho biết, với sự vào cuộc quyết liệt của ngành y tế, chính quyền các cấp; sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan, Chương trình phòng chống sốt xuất huyết đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận - đã giảm được đáng kể số người mắc và tử vong hàng năm so với trước.
Ông Long cũng lưu ý, những năm qua, mặc dù ngành y tế đã có nhiều cố gắng trong công tác phòng chống, song đến nay sốt xuất huyết vẫn là nguyên nhân làm cho khoảng 100.000 trường hợp phải nhập viện và là nguyên nhân làm gần 100 trường hợp tử vong mỗi năm, đặc biệt là trẻ em.

 Các bạn trẻ tham gia buổi diễu hành tuyên truyền về bệnh sốt xuất huyết. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+) 
Vì vậy, tại buổi lễ, lãnh đạo Bộ Y tế đã phát động buổi diễu hành trên nhiều tuyến phố tại Hà Nội nhằm kêu gọi sự hợp tác giữa các nước ASEAN cũng như tuyên truyền cho người dân trong công tác phòng chống sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, ngành y tế cũng đề nghị sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và mọi người dân tham gia hoạt động phòng chống sốt xuất huyết.
Sau buổi lễ phát động cấp quốc gia, khu vực, lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát động tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng, bọ gậy tại các địa phương trong tháng 6.
 [ASEAN chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết] 
Nằm trong chuỗi những sự kiện Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết, Hội thảo phòng chống sốt xuất huyết khu vực ASEAN đã được tổ chức tại Hà Nội ngày 14/6 đã thông qua Lời kêu gọi hành động Hà Nội.
Lời kêu gọi hành động Hà Nội kêu gọi các nước tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm; tăng cường giám sát dịch bệnh tại mỗi quốc gia và khu vực; tăng cường truyền thong và vận động sự tham gia của mỗi người dân và cộng đồng vào hoạt động phòng chống sốt xuất huyết./.

Để nâng cao ý thức cộng đồng, tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết, 10 nước thành viên ASEAN đã thống nhất chọn ngày 15/6 hàng năm là “Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết.”


Năm 2013, Việt Nam vinh dự được đăng cai tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết cấp khu vực lần 3.


Thùy Giang (Vietnam+)


Nguồn: www.vietnamplus.vn

Link: http://www.vietnamplus.vn/home/1000-nguoi-mitting-ngay-asean-phong-sot-xuat-huyet/20136/202303.vnplus

Các tỉnh miền Trung gặp gỡ Ngoại giao đoàn thúc đẩy đầu tư

 (baodautu.vn) Từ 21-24/6/2013, Bộ Ngoại giao phối hợp với tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ giữa địa phương và Ngoại giao đoàn” tại Hội An. Hội nghị nhằm hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp duyên hải miền Trung quảng bá tiềm năng, xúc tiến đầu tư thông qua các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam. 

Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao ngày 13/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị cho biết, ngày 21-24/6/2013 tới đây, Bộ Ngoại giao phối hợp với tỉnh Quảng Nam sẽ tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ giữa địa phương và Ngoại giao đoàn” tại TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam.

 "Festival Di sản Quảng Nam” cũng sẽ diễn ra từ 22 đến 26/6 

Hội nghị nhằm hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp duyên hải miền Trung quảng bá tiềm năng, xúc tiến đầu tư thông qua các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời tạo cơ hội cho Đoàn Ngoại giao tại Việt Nam tìm hiểu tiềm năng, thế mạnh, nhu cầu phát triển và cơ hội hợp tác, đầu tư tại các địa phương duyên hải miền Trung.

Cũng trong thời gian này, từ ngày 22-26/6/2013, Ủy Ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban Quốc Gia UNESCO Việt Nam tổ chức “Festival Di sản Quảng Nam” lần thứ V năm 2013 tại thành phố Hội An.

“Festival Di sản Quảng Nam” năm nay là ngày hội của các di sản văn hóa thế giới tại các nước ASEAN và Việt Nam, trong đó bao gồm các hoạt động chính như Festival Di sản văn hóa các nước ASEAN, các hoạt động triển lãm về di sản văn hóa và thiên nhiên của các nước ASEAN và Việt Nam, các hội thảo về bảo tồn di sản văn hóa, xúc tiến du lịch, thu hút đầu tư, giới thiệu ẩm thực Việt Nam.

Sự kiện này nhằm hưởng ứng 10 năm thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

 Phan Long  


Nguồn: baodautu.vn

Link: http://baodautu.vn/news/vn/dau-tu/cac-tinh-mien-trung-gap-g%E1%BB%A1-ngoai-giao-doan-thuc-day-dau-tu.html

“Tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí-xuất bản Thủ đô phát triển”

 (PL&XH) - Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái đề nghị các cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản báo chí-xuất bản Thủ đô chú trọng, tạo điều kiện cho hệ thống báo chí-xuất bản Thủ đô. 

Báo Pháp luật & Xã hội được Thành ủy TP Hà Nội tặng Bằng khen
Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái tại Hội nghị ngày 14-6 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tổng kết 15 năm triển khai, thực hiện Chỉ thị số 25 của Thành ủy về “Nâng cao chất lượng, tăng cường sự lãnh đạo và quản lý công tác báo chí, xuất bản Hà Nội”.
Đánh giá chung tại Hội nghị cho thấy, những năm qua, báo chí Hà Nội phát triển mạnh mẽ và có nhiều thay đổi cả về số lượng và chất lượng. Từ lúc ban đầu, chỉ có 2 cơ quan báo chí (báo Hànôịmới, Đài truyền thanh Hà Nội) và 1 tờ tin Phim mới (tiền thân của báo Màn ảnh và Sân Khấu), đến nay, TP Hà Nội có 23 cơ quan báo chí (1 đài phát thanh truyền hình; 13 báo in; 9 tạp chí chuyên ngành).

Hiện nay, trên địa bàn TP có 1 nhà xuất bản trực thuộc TP quản lý; 44 NXB thuộc các cơ quan trung ương và địa phương khác có trụ sở hoặc chi nhánh; hơn 400 cơ sở in sử dụng thiết bị in công nghiệp; 2 cơ sở phát hành sách do TP quản lý; ngoài ra, còn có hàng trăm nhà sách, cơ sở phát hành sách, hàng trăm cơ sở in lưới, in laser, photocopy của các cơ quan Trung ương, các địa phương khác và tư nhân đang hoạc động trên địa bàn TP. Các ý kiến tại Hội nghị cũng đã làm rõ những ưu điểm của báo chí-xuất bản Thủ đô, đồng thời vạch ra những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới…


Ban Thường vụ Thành ủy trao tặng Bằng khen cho các cơ quan báo chí Thủ đô có thành tích xuất sắc trong triển khai, thực hiện Chỉ thị số 25 của Thành ủy.


Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái đề nghị các cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản báo chí-xuất bản Thủ đô chú trọng, tạo điều kiện cho hệ thống báo chí-xuất bản Thủ đô phát triển toàn diện, xây dựng đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên có phẩm chất, đạo đức, bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp vững vàng, nắm vững công nghệ làm báo hiện đại; phấn đấu để báo chí-xuất bản Hà Nội phải tiêu biểu, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể chính trị-xã hội, là diễn đàn của nhân dân; đi đầu về tư tưởng, tính khoa học, tính chân thật, tính chiến đấu và tính đa dạng. Đồng chí Phó Bí thư cũng lưu ý cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy, nâng cao trách nhiệm của Ban Tuyên giáo Thành ủy, hiệu lực quản lý Nhà nước của UBND TP đối với hệ thống báo chí-xuất bản Thủ đô, trách nhiệm của các cơ quan chủ quản. Các cơ quan TP cần có kế hoạch với lộ trình và bước đi cụ thể phù hợp và tương xứng với điều kiện KT-XH của Hà Nội. Trước mắt, Ban Tuyên giáo Thành ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan sớm tham mưu để TP ban hành văn bản mới nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý báo chí-xuất bản Thủ đô.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy khẳng định: TP luôn dành sự quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động báo chí-xuất bản phát triển; tạo mọi điều kiện để các cơ quan quản lý báo chí-xuất bản, đội ngũ nhà báo phát huy năng lực nghề nghiệp, lao động sáng tạo vì sự phát triển của Thủ đô.

Nhân dịp này, Ban Thường vụ Thành ủy đã trao tặng Bằng khen cho báo Pháp luật&Xã hội và một số cơ quan báo chí Thủ đô khác có thành tích xuất sắc trong triển khai, thực hiện Chỉ thị số 25 của Thành ủy.


B.T


Nguồn: phapluatxahoi.vn

Link: http://phapluatxahoi.vn/2013061508155513p1001c1015/tao-dieu-kien-thuan-loi-cho-bao-chixuat-ban-thu-do-phat-trien.htm

Tổng thống Venezuela sẽ thăm Việt Nam

 Phát biểu khi thăm công ty liên doanh sản xuất bóng đèn tiết kiệm điện giữa Venezuela và Việt Nam Vietven Iluminaciones tại bang Falcón ngày 14/6, Tổng thống Venezuela, Nicolás Maduro, cho biết ông sẽ thăm Việt Nam trong năm nay nhằm tăng cường “liên minh chiến lược” giữa hai nước. 


Vietven Iluminaciones được thành lập theo ý tưởng của cố Tổng thống Hugo Chávez. Đây là cơ sở sản xuất bóng đèn tiết kiệm điện đầu tiên tại Venezuela. Công ty bắt đầu đi vào hoạt động năm ngoái trong khuôn khổ cuộc “Cách mạng năng lượng” đang được chính phủ nước này khẩn trương thực hiện.


Đây sẽ là chuyến thăm thứ hai tới Việt Nam của một nguyên thủ Venezuela kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1989), sau chuyến thăm của cố Tổng thống Chávez năm 2006, trong đó hai nước ký 3 hiệp định cấp chính phủ: Hiệp định khung về hợp tác giữa hai chính phủ, Hiệp định hợp tác văn hóa và Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực năng lượng./.


Quang Sơn (Phóng viên TTXVN tại Argentina)


Nguồn: baotintuc.vn

Link: http://baotintuc.vn/chinh-tri/tong-thong-venezuela-se-tham-viet-nam-20130615081519870.htm