Sunday, June 16, 2013

Nhân Đảng đoàn MTTQ Việt Nam tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết TƯ 5 (khóa VIII): Xây dựng môi trường văn hóa từ những cuộc vận động là chưa đủ

 Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, các cuộc vận động về văn hóa giao thông, thậm chí việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vẫn chưa "thấm đến nhân dân” như nó cần phải đạt đến. 


  

 Hội làng 

 Ảnh: Quốc Anh 

Điều này chứng tỏ công tác chuẩn bị chưa đạt yêu cầu, cấp thành phố, quận, huyện được tuyên truyền nhiều hơn nhưng số lượng giảm dần xuống cơ sở, trong khi yêu cầu phải quán triệt là phải để mọi người dân nắm được những thông tin đầy đủ nhất mới mong hoạt động có hiệu quả. Theo điều tra, chỉ có 39,8% người dân Hà Nội được hỏi về phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” biết tương đối rõ về chủ trương, mục tiêu, ý nghĩa của phong trào, còn tiêu chí cụ thể thì không nắm được. Việc tiếp nhận các nội dung tuyên truyền cũng giảm dần từ nội thành ra ngoại thành (ngoại thành là 25,9%, xa ngoại thành là 23,6%).

Từ trong lịch sử, vấn đề xây dựng gia đình và các quan hệ của cộng đồng dân cư (giáp, phường, gia tộc, làng, xã) có vai trò rất lớn. Từ xa xưa, những quy định của cộng đồng từ nhỏ đến lớn (hương ước, gia quy, lệ làng...) được mọi thành viên thuộc các tổ chức cộng đồng (rất lỏng về mặt pháp lý nhưng lại rất chặt chẽ về những ràng buộc đạo đức, nghĩa vụ được xác định bởi lẽ phải thông thường, thói quen, dư luận...) nhận thức kỹ và rất có ý thức tuân thủ.

Hệ thống thiết chế văn hóa cấp quận, huyện (các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, rạp hát, nhà truyền thống, tượng đài, khu vui chơi...) về cơ bản đáp ứng được yêu cầu do được đầu tư tốt và có đủ đội ngũ cán bộ được đào tạo đúng nghề. Hệ thống nhà văn hóa cấp xã, phường, làng, bản, tổ dân phố và khu dân cư được đầu tư kém hơn, không có cán bộ cơ hữu, cán bộ không đủ trình độ, không có kinh phí nên hoạt động kém hiệu quả. Hiện nay, Bộ VHTT&DL đã có quy định xây dựng Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa nhưng quy định này khó đi vào đời sống bởi tính không tưởng của quy định (diện tích đất theo quy định dành cho một Trung tâm cần 5ha, kinh phí chủ yếu là xã hội hóa và các hạng mục đầu tư trong trung tâm, theo cách hiểu của chúng tôi, là dành cho các nước phát triển). Qua khảo sát tại TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Kiên Giang, Cần Thơ, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang...thì các tiêu chí này không phù hợp và các địa phương rất khó thực hiện. Đối với các cơ sở thuộc hệ thống di tích, di sản, tôn giáo...thì giá trị sử dụng cao, thu hút sự quan tâm của người dân nhưng cơ chế không đầy đủ, kinh phí thiếu nên đòi hỏi một sự quan tâm đầu tư toàn diện. Hiện nay các cơ sở thuộc hệ thống thiết chế nói chung khó hoạt động bởi thiếu kinh phí nhưng Nhà nước không có cơ chế kết hợp đầu tư khai thác. Do đó, cần có cơ chế mới hợp lý, năng động mới có thể khai thác hết những đầu tư do ngân sách cấp để tránh lãng phí và chống xuống cấp của hệ thống.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; đất nước giàu mạnh, nhân dân hạnh phúc... Đó là những mục tiêu lớn cần đánh giá rõ hơn ở mấy vấn đề lớn, liên quan trực tiếp đến việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mà hạt nhân của nền văn hóa là con người và những chính sách văn hóa tác động trực tiếp đến việc hình thành nên nhân cách văn hóa của mỗi cá nhân.

 Môi trường văn hóa cần được đầu tư xây dựng bằng những chính sách kinh tế, xã hội cụ thể chứ không phải chỉ từ những phong trào của ngành và những cuộc vận động của các đoàn thể. Xây dựng văn hóa rất cần sự đóng góp của các phong trào, của các đoàn thể xã hội nhưng cái gốc của vấn đề là những chính sách cụ thể ở từng lĩnh vực mà mục tiêu cao nhất là đảm bảo vững chắc nền tảng tinh thần xã hội, cho những quan hệ xã hội được xác lập trên cơ sở công bằng, dân chủ, văn minh về lao động, phân phối sản phẩm, về sự hưởng thụ những chính sách xã hội cho mọi người. 

Trong các văn bản mang tính pháp quy của Nhà nước, ngành, thành phố (đặc biệt là Hà Nội), chúng ta mới gặp những vấn đề mang tính định hướng, chỉ đạo về việc nhận thức con người hiện nay mà chưa có những tiêu chí cụ thể về con người cần cho xã hội Việt Nam trong giai đoạn lịch sử mới. Ở các văn bản ấy mới chỉ nói đến con người truyền thống như "thanh lịch, văn minh”, đến những khái niệm "yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, gắn bó với đất nước, nhân dân”. Vấn đề cần nhìn nhận con người hiện nay phải mang những đặc điểm gì, có những phẩm chất gì để đáp ứng yêu cầu của thời đại; đồng thời phải chỉ rõ Nhà nước, xã hội, cộng đồng cần làm những gì để có được những con người như thế. Nếu xét từ góc độ đi tìm nhân vật tích cực, nhân vật mang hình mẫu của thời đại, có ý nghĩa động viên, khuyến khích xã hội phấn đấu theo những lý tưởng xã hội có thể thấy rất rõ văn học chúng ta đang thiếu những nhân vật như vậy. Nhân vật văn học hiện nay chủ yếu được nhìn từ những vấn đề của cá nhân, nhà văn chăm chút cho việc viết về những góc khuất, những khía cạnh đời thường của đời sống hơn là về những khía cạnh tốt đẹp, cần biểu dương.

Tính lý tưởng, yếu tố đẹp, tích cực mờ nhạt trong văn chương đương đại. Nhìn lại lịch sử dân tộc thấy rất rõ: ở mỗi thời kỳ mang tính bước ngoặt, thử thách lớn nhất của đất nước là nhận thức cho đúng, cho ra những vấn đề của thời đại và tìm ra câu trả lời cho những vấn đề ấy. Nhà Hồ, nhận thức đúng nhưng chưa chuẩn bị kịp những điều kiện để đổi mới nên thất bại. Nhà Nguyễn không nhận thức đúng những bi kịch của triều đại mình nên mất nước. Năm 1945, Đảng ta do Bác Hồ sáng lập và rèn luyện, đã nắm thời cơ, phát động khởi nghĩa giành lại nền độc lập cho dân tộc. Năm 1975, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức đúng thời điểm thuận lợi, tạo thời cơ, nắm cơ hội giành chiến thắng lịch sử, thống nhất đất nước. Từ 1986 Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức đúng nhu cầu đổi mới của xã hội, lãnh đạo thành công công cuộc đổi mới.

Tình hình hiện nay khác những thời điểm lịch sử trước ở những vấn đề cụ thể nhưng hai điểm mấu chốt nhất vẫn giữ nguyên là cần nhận thức đúng tình hình đất nước, tâm thế nhân dân, cụ thể là con người hiện nay đang mang những khát vọng gì, con người ấy đáp ứng được những nhiệm vụ gì trước đòi hỏi của xã hội. Không có người dân nào lại không mong muốn đất nước giàu mạnh, con người được sống yên ổn, hạnh phúc giữa quê hương đất nước mình. Nhưng, con người ở giai đoạn lịch sử này vừa mang những phẩm chất truyền thống, vừa phải mang những phẩm chất mới, đủ sức đáp ứng yêu cầu của thời đại. Nhưng, đó là những phẩm chất gì, làm gì để có được những phẩm chất ấy thì chúng ta chưa nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ. Với các chính sách văn hóa, xã hội cũng vậy. Do đó, cần có sự nghiên cứu đầy đủ hơn để câu trả lời chính xác hơn. Ngày nay, chúng ta cần chuẩn bị những điều kiện cho người dân nhận thức được thực tế lịch sử và chuẩn bị tâm thức cho họ để thực sự trở thành chủ nhân của đất nước ở thời đại mới, nơi đó đòi hỏi không chỉ có lòng yêu nước mà cần đến chất trí tuệ, bản lĩnh và những phẩm chất công dân mới.

Môi trường văn hóa cần được đầu tư xây dựng bằng những chính sách kinh tế, xã hội cụ thể chứ không phải chỉ từ những phong trào của ngành và những cuộc vận động của các đoàn thể. Xây dựng văn hóa rất cần sự đóng góp của các phong trào, của các đoàn thể xã hội nhưng cái gốc của vấn đề là những chính sách cụ thể ở từng lĩnh vực mà mục tiêu cao nhất là đảm bảo vững chắc nền tảng tinh thần xã hội, cho những quan hệ xã hội được xác lập trên cơ sở công bằng, dân chủ, văn minh về lao động, phân phối sản phẩm, về sự hưởng thụ những chính sách xã hội cho mọi người. Vấn đề lớn thứ hai là con người và những vấn đề đặt ra liên quan tới quyền và nghĩa vụ của con người phải được đảm bảo bằng những điều luật cụ thể. Hơn lúc nào hết, lúc này, Nhà nước cần luật hóa các quan hệ một cách đầy đủ, khoa học và tổ chức thực thi pháp luật mới đảm bảo cho môi trường văn hóa lành mạnh để phát triển bền vững.

 Từ trong lịch sử, vấn đề xây dựng gia đình và các quan hệ của cộng đồng dân cư (giáp, phường, gia tộc, làng, xã) có vai trò rất lớn. Từ xa xưa, những quy định của cộng đồng từ nhỏ đến lớn (hương ước, gia quy, lệ làng...) được mọi thành viên thuộc các tổ chức cộng đồng (rất lỏng về mặt pháp lý nhưng lại rất chặt chẽ về những ràng buộc đạo đức, nghĩa vụ được xác định bởi lẽ phải thông thường, thói quen, dư luận...) nhận thức kỹ và rất có ý thức tuân thủ.  

 TS.   Phạm Quang Long 

Nguồn: daidoanket.vn

Link: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=65803&menu=1434&style=1

No comments:

Post a Comment